Năm Gia Khánh thứ nhất (năm 1796), sau nghi lễ long trọng, Càn Long Đế đã truyền lại hoàng vị cho con trai Gia Khánh, và trở thành Thái Thượng Hoàng. Nhưng, Càn Long Đế vẫn tiếp tục nắm đại quyền trong tay. Dù Gia Khánh đã chính thức lên ngôi, nhưng quốc gia đại sự và việc dùng người ra sao đều phải nghe theo sự sắp xếp của Càn Long Đế. Tạo hình Càn Long Đế và Hòa Thân trên phim, nguồn: baidu.com.
Lặn lội trong trốn quan trường đã lâu, Hòa Thân trong lòng tự hiểu, Càn Long Đế tuổi đã cao nên việc nhường ngôi chỉ còn là vấn đề sớm muộn. Để có thể duy trì lâu dài sự vinh hoa phú quý, Hòa Thân đã tranh thủ thực hiện nhiều việc mờ ám. Ảnh: baidu.com.
Trước hết, Hòa Thân thực hiện các hạn chế đối với Gia Khánh Đế sắp nắm đại quyền, phòng trừ thế lực của Gia Khánh Đế ngày một to lớn. Chu Khuê từng là thầy giáo của Gia Khánh Đế, hai người có quan hệ rất tốt. Sau khi Gia Khánh kế vị, Chu Khuê từng nộp tụng sách lên triều đình. Hoàng đế mới lên ngôi, thần tử nộp tụng sách là điều hết sức bình thường. Tạo hình Càn Long Đế và Hòa Thân trên phim, nguồn: baidu.com.
Nhưng, Hòa Thân lại tạo điều thị phi trước mặt Càn Long Đế, ra sức chỉ trích Chu Khuê. Càn Long Đế sau khi nghe xong, không để tâm mà còn chuẩn bị thăng quan cho Chu Khuê. Hòa Thân khi biết tin, cảm thấy bản thân bị đe doa, tiếp tục đưa lời xàm tấu” Gia Khánh Đế vừa mới lên ngôi thì đã nghĩ đến việc báo ân với thầy giáo. Càn Long Đế nắm quyền nhiều năm, rất nhạy cảm đối với những việc như thế. Hình ảnh Hòa Thân được xây dựng trên phim ảnh, nguồn: baidu.com.
Chính vì thế, lời nói của Hòa Thân khiến Càn Long Đế cảm thấy nghi ngờ, chẳng lẽ Hoàng đế mới lại muốn đoạt quyền? Thế nên, Càn Long liền hỏi quân cơ đại thần bên cạnh mình là Đổng Cáo, Gia Khánh Đế làm như vậy có phạm vào điều gì trong Đại Thanh luật không. Đổng Cáo biết rõ bụng dạ của Hòa Thân, liền quỳ xuống trước mặt Càn Long Đế khuyên giải: “Thánh chủ vô quá ngôn”. Càn Long Đế khi nghe xong, cảm thấy có lý nên không truy cứu chuyện này nữa”. Ảnh: baidu.com.
Không ngờ, thấy Càn Lòng Đế không xử lý vụ việc của Chu Khuê nên Hòa Thân quyết định tự mình ra tay. Ông ta điều Chu Khuê đến An Huy làm tuần phủ, cản trở sự thăng tiến của Chu Khuê, đồng thời còn phái người thân cận của mình đến bên Gia Khánh Đế, nhằm giám sát nhất cử nhất động của Hoàng đế. Gia Khánh Đế biết rõ Hòa Thân có được sự bảo vệ của Thái thượng hoàng nên không có bất cứ hành động gì. Ảnh: baidu.com.
Để làm giảm bớt sự cảnh giác của Hòa Thân, Gia Khánh Đế thậm chí còn phê bình một số người phản đối Hòa Thân. Hòa Thân thấy Gia Khánh Đế bạc nhược như vậy nên cho rằng Hoàng đế mới không quá đáng sợ, nên dần dần giảm bớt sự cảnh giác với Gia Khánh Đế. Tạo hình Gia Khánh Đế trên phim, nguồn: baidu.com.
Năm Gia Khánh thứ hai (1797), quyền lực Hòa Thân một lần nữa lại được mở rộng, trở thành người đứng đầu của Quân cơ sở. Lúc này, Càn Long Đế sức khỏe đã yếu không thể một mình xử lý chính vụ chính vì vậy, Hòa Thân ra sức nắm đại quyền. Nhân vật Hòa Thân được xây dựng trên phim ảnh, nguồn: baidu.com.
Năm Gia Khánh thứ tư (năm 1799), Càn Long Đế băng hà. Mất đi sự bảo hộ của Thái thượng hoàng, Hòa Thân cũng chỉ là một thần tử bình thường. Gia Khánh Đế lúc này vô cùng căm phẫn Hòa Thân. Các đại thần trước đây xưng huynh đệ với Hòa Thân, khi biết được tâm ý của Gia Khánh Đế liền bắt đầu tránh xa Hòa Thân... Các đại thần trong triều bắt đầu thi nhau tố cáo Hòa Thân, ban đầu chỉ là yêu cầu tước bỏ quan tước của Hòa Thân, cuối cùng là yêu cầu xử tội chết đối với ông ta. Nhân vật Hòa Thân được xây dựng trên phim ảnh, nguồn: baidu.com.
Gia Khánh Đế nhận thấy thời cơ đã đến, liền hạ thánh chỉ, ban chết cho Hòa Thân. Gia Khánh Đế sai đại thần đến nơi giam giữ Hòa Thân, ban cho ông ta dải lụa trắng. Lúc này, Hòa Thân nhìn thấy dải lụa trắng thì đã biết kết thúc của bản thân. Nhân vật Hòa Thân được xây dựng trên phim ảnh, nguồn: baidu.com.
Bảo Khanh (theo Sohu)