Người dân đốt vàng mã ở khu phố cổ Hà Nội sau khi cúng lễ ngày rằm tháng Giêng.
Rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy, tết Nguyên đán... là những ngày người dân đốt vàng mã nhiều trong năm.
Những chậu đốt vàng mã dễ dàng bắt gặp trên khắp các con phố.
Bà Gái cho biết, nhà bà năm nào cũng thắp hương và đốt vàng mã cúng ngày rằm tháng Giêng. Cũng theo bà Gái, việc đốt vàng mã chỉ nên mang tính chất tượng trưng, không sa đà vào mê tín gây lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường sống.
Theo ghi nhận, trong lễ cúng rằm Tháng Giêng năm nay người dân chỉ đốt vàng mã ở mức vừa phải chứ không tràn lan và nhiều như những năm trước.
Một số người dân còn đốt vàng mã ngay tại đường tàu.
Không chỉ là chậu mà chiếc nồi cũng được tận dụng để đốt vàng mã.
Một gia đình để nồi đốt vàng mã ngay dưới lòng đường.
Theo tìm hiểu của PV, rằm tháng Giêng, Tết Nguyên tiêu hay còn gọi Tết Thượng nguyên diễn ra vào ngày rằm đầu tiên của năm.
Người Việt coi trọng ngày này vì cho rằng 'đầu xuôi đuôi lọt', cúng cầu an ngày rằm tháng Giêng mong một năm phước lành.
Vốn người Việt xưa gắn với nông nghiệp nên mưa thuận gió hòa là điều đặc biệt quan trọng, người Việt lại coi trọng cái ban đầu, quan niệm rằng "đầu xuôi đuôi lọt" nên thường nói "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng".
Xem thêm video: Nét đẹp đi lễ chùa ngày rằm tháng Giêng. Nguồn: Truyền Hình Bến Tre.
Gia Đạt