Viện trợ của chính phủ châu Âu đe dọa tới thị trường chung

Việc trao quyền cho chính phủ để thoát khỏi tình huống xấu tạm thời là tất yếu khi ngân khố quốc gia đang phải đấu tranh nhằm ngăn cản sự suy thoái. Nhưng nó cũng đem tới những hiểm họa về lâu dài.

Khoảng 2.000 tỉ euro (tương đương 2.200 tỉ USD) được chi để giữ cho các doanh nghiệp hoạt động được. Những đối tượng hưởng lợi ban đầu bao gồm tiệm bánh, hiệu sách và các cửa hàng tương tự. Hiện đang tới lượt các tập đoàn lớn.

Cuối tháng 5, Pháp công bố gói 8 tỉ euro nhằm hỗ trợ các hãng sản xuất xe hơi, gồm một khoản vay lớn dành cho Renault. Hãng hàng không Lufthansa đang thương lượng một gói cứu trợ 9 tỉ euro từ Đức với thỏa thuận chính phủ sẽ nắm 20% cổ phần.

Hiện tại "vòi" đã mở, dòng tiền bắt đầu chảy, một vài khoản cứu trợ nhất định cũng đáng để hy vọng.

Bình thường thì viện trợ của chính phủ gần như bị cấm bởi Liên minh châu Âu nhằm bảo đảm một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trong khối, các công ty phát triển bằng thực lực của mình, chứ không phải bằng hỗ trợ từ phía chính phủ.

Hạn chế viện trợ chính phủ khiến các chính trị gia theo trường phái kinh tế chỉ huy (nhà nước kiểm soát toàn bộ) thất vọng nhưng việc này là cần thiết cho người nộp thuế, người tiêu dùng và các đối thủ cạnh tranh thoát khỏi gánh nặng thị trường bị thao túng.

Những quy tắc này đã âm thầm bị "xếp xó" khi châu Âu vật lộn với Covid-19.

Việc trao quyền cho chính phủ để thoát khỏi tình huống xấu tạm thời là tất yếu khi ngân khố quốc gia đang phải đấu tranh nhằm ngăn cản sự suy thoái. Nhưng nó cũng đem tới những hiểm họa về lâu dài.

Hình nộm châm biếm lãnh đạo các nước châu Âu ném tiền giải cứu doanh nghiệp. Ảnh: Getty

Ngay cả trước cuộc khủng hoảng này, Pháp và Đức đã chỉ trích những quyết định của châu Âu mà theo họ là cản trở sự hình thành những tập đoàn lớn có khả năng cạnh tranh với các đối thủ đến từ Trung Quốc và Mĩ. Giờ đây họ có thể sẽ nắm bắt thời cơ để làm suy yếu những quy tắc cạnh tranh này trong một thời gian dài.

Không khó để nhìn thấy tổn thất do dòng tiền công bị 'chảy máu' gây ra. Đức chiếm 1/4 GDP của khối nhưng có gần một nửa là trợ cấp chính phủ, bởi tài chính công thịnh vượng của Đức giúp nước này hào phóng hơn.

Sẽ là kém may mắn nếu một công ty ở Tây Ban Nha hay Ý nơi mà ngân sách eo hẹp tương ứng với trợ cấp ít hơn.

Các chính trị gia thường thiên vị một số công ty nhất định – những hãng hàng không quốc gia trứ danh thay vì các hãng hàng không giá rẻ lẻ tẻ. Và các khoản cứu trợ lúc nào cũng đi kèm với những ràng buộc quốc gia. Renault và các hãng sản xuất xe hơi Pháp đang cam kết duy trì sản lượng và nghiên cứu tại Pháp.

Một khi chính phủ trở thành cổ đông hay chủ nợ, các chủ công ty biết rằng tương lai doanh nghiệp mình phụ thuộc phần nào vào thiện ý làm hài lòng những ông trùm chính trị. Làm thế nào để đảm bảo hệ lụy tất yếu từ cứu trợ sẽ không làm tê liệt thị trường chung?

Các nước chỉ nên chấp nhận sử dụng phương án này khi không còn lựa chọn nào khác nữa. Thậm chí, những hãng tàu ở Mỹ - loại hình kinh doanh gặp khá nhiều khó khăn kể cả khi chỉ có duy nhất một hãng - cũng đã phát hành trái phiếu và tìm kiếm những cổ đông mới.

Châu Âu sở hữu những thị trường vốn kém sôi nổi hơn, nhưng lại có vô số các nhà đầu tư nhiều tiền. Những rủi ro từ một sân chơi không công bằng sẽ giảm bớt, nếu tiền trợ cấp được chia đều khắp Liên Minh châu Âu.

Vào ngày 27/5, Ủy ban châu Âu đã tiết lộ kế hoạch 750 tỉ euro nhằm cung cấp những khoản hỗ trợ và khoản vay từ phần lớn các quốc gia giàu có cho những nước nghèo hơn. Mặc dù còn nhiều tranh cãi chưa thể thống nhất, kế hoạch này đã đi đúng hướng.

Quan trọng hơn cả là toàn bộ các khoản cứu trợ cần được giám sát một cách kĩ càng. Điều đó đồng nghĩa với việc đảm bảo rằng các công ty sẽ không sử dụng tiền công để gây nên khoản lỗ khổng lồ hay tiêu pha vào những dự định bành trướng một khi nền kinh tế mở cửa trở lại.

Các chính phủ có thể sẽ phải nắm cổ phần trong các doanh nghiệp để bảo vệ các khoản lợi tức tài chính cho người nộp thuế. Tuy nhiên cần đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt đối với các quy tắc khuyến khích doanh nghiệp nhanh chóng trả nợ và mua lại cổ phần của nhà nước, bằng cách cấm họ trả cổ tức và lợi tức chia thêm.

Viện trợ đang diễn ra khắp mọi nơi nhưng ở châu Âu, các khoản này đặc biệt nguy hiểm, bởi chúng có thể gây hại cho tiến trình hội nhập kinh tế và cổ súy cho ham muốn can thiệp vào nền công nghiệp của các chính trị gia.

Tạo nên một thị trường mở, khổng lồ, và cạnh tranh là một trong những thành tựu vĩ đại của châu Âu. Trong thời điểm vội vã giải cứu doanh nghiệp, thị trường đó không được phép suy yếu.

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/vien-tro-cua-chinh-phu-chau-au-de-doa-toi-thi-truong-chung-post83937.html