Vui Tết cổ truyền Hồ Sự Chà của dân tộc Hà Nhì nơi cực Tây của Tổ quốc

Về miền cực Tây ở Điện Biên vào thời điểm này, được dự Tết cổ truyền Hồ Sự Chà, du khách sẽ được hòa mình vào không gian văn hóa phong phú, đa dạng, mang đậm sắc thái đặc trưng của dân tộc Hà Nhì.

Một góc bản làng Tả Cố Khừ (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên). Để đón Tết cổ truyền, trước đó nhiều ngày, cộng đồng dân bản đã dọn dẹp, trang trí nhà cửa, bản làng thêm sạch đẹp, khang trang. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)

Một góc bản làng Tả Cố Khừ (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên). Để đón Tết cổ truyền, trước đó nhiều ngày, cộng đồng dân bản đã dọn dẹp, trang trí nhà cửa, bản làng thêm sạch đẹp, khang trang. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)

Nghi thức cúng tổ tiên với món bánh trôi là sự thể hiện tấm lòng thành kính, sự tri ân, hiếu thuận của con cháu với các đấng sinh thành, bậc tiên tổ. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)

Nghi thức cúng tổ tiên với món bánh trôi là sự thể hiện tấm lòng thành kính, sự tri ân, hiếu thuận của con cháu với các đấng sinh thành, bậc tiên tổ. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)

Trong tâm thức của người Hà Nhì, bánh trôi không thể thiếu trong lễ cúng đầu tiên ở mỗi gia đình, bởi đó là món ăn đầu tiên mời tổ tiên khi về dự Tết cùng gia đình. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)

Trong tâm thức của người Hà Nhì, bánh trôi không thể thiếu trong lễ cúng đầu tiên ở mỗi gia đình, bởi đó là món ăn đầu tiên mời tổ tiên khi về dự Tết cùng gia đình. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)

Phụ nữ Hà Nhì giã bánh dày chế biến từ nguyên liệu nếp nương có đặc tính thơm, dẻo để sử dụng trong dịp Tết và làm quà biếu khách chúc Tết gia đình. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)

Phụ nữ Hà Nhì giã bánh dày chế biến từ nguyên liệu nếp nương có đặc tính thơm, dẻo để sử dụng trong dịp Tết và làm quà biếu khách chúc Tết gia đình. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)

Sau khi kết thúc bữa ăn sáng với món bánh trôi, các gia đình sẽ tiến hành mổ lợn để lấy thịt làm mâm cỗ thực hiện các nghi thức cúng lễ và tạo nguồn thực phẩm dự trữ cho gia đình, chế biến thành các món ăn tiếp đãi khách trong những ngày Tết. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)

Sau khi kết thúc bữa ăn sáng với món bánh trôi, các gia đình sẽ tiến hành mổ lợn để lấy thịt làm mâm cỗ thực hiện các nghi thức cúng lễ và tạo nguồn thực phẩm dự trữ cho gia đình, chế biến thành các món ăn tiếp đãi khách trong những ngày Tết. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)

Giống như như người Kinh có tục bói chân gà trong dịp tết, tập tục bói gan, mật lợn đã được người Hà Nhì bảo lưu, trao truyền từ bao đời nay trong quá trình thiên di rồi định cư, lập bản ở vùng đất cực Tây của Tổ quốc và trở thành nét đẹp trong văn hóa tâm linh của cộng đồng người Hà Nhì. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)

Giống như như người Kinh có tục bói chân gà trong dịp tết, tập tục bói gan, mật lợn đã được người Hà Nhì bảo lưu, trao truyền từ bao đời nay trong quá trình thiên di rồi định cư, lập bản ở vùng đất cực Tây của Tổ quốc và trở thành nét đẹp trong văn hóa tâm linh của cộng đồng người Hà Nhì. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)

Thầy cúng thực hiện nghi thức dâng lễ vật cúng tế trong ngôi miếu trên địa bàn bản Tá Miếu (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên). Hoạt động này diễn thường niên mỗi khi bản làng Tá Miếu chuẩn bị bước vào Tết Cổ truyền Hồ Sự Chà.(Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)

Thầy cúng thực hiện nghi thức dâng lễ vật cúng tế trong ngôi miếu trên địa bàn bản Tá Miếu (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên). Hoạt động này diễn thường niên mỗi khi bản làng Tá Miếu chuẩn bị bước vào Tết Cổ truyền Hồ Sự Chà.(Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)

Hai thiếu nữ Hà Nhì trong trang phục truyền thống của dân tộc đang đi chúc Tết, chơi hội xuân ở bản Tá Miếu. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)

Hai thiếu nữ Hà Nhì trong trang phục truyền thống của dân tộc đang đi chúc Tết, chơi hội xuân ở bản Tá Miếu. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)

Dịp Tết cổ truyền Hồ Sự Chà, các thiếu nữ lựa chọn cho mình những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất, mới nhất để mặc đi chúc tết, tham dự lễ hội. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)

Dịp Tết cổ truyền Hồ Sự Chà, các thiếu nữ lựa chọn cho mình những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất, mới nhất để mặc đi chúc tết, tham dự lễ hội. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)

Thiếu nữ người Hà Nhì trong trang phục truyền thống khi đi chơi lễ trong dịp Tết cổ truyền Hồ Sự Chà. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)

Thiếu nữ người Hà Nhì trong trang phục truyền thống khi đi chơi lễ trong dịp Tết cổ truyền Hồ Sự Chà. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)

Các thiếu nữ Hà Nhì chơi đu quay. Đây là một trò chơi dân gian, mang đậm sắc thái văn hóa của cộng đồng người Hà Nhì. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)

Các thiếu nữ Hà Nhì chơi đu quay. Đây là một trò chơi dân gian, mang đậm sắc thái văn hóa của cộng đồng người Hà Nhì. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)

Thiếu nữ Hà Nhì tham dự hội xuân, chơi trò chơi ném còn trên thảo nguyên bản Tá Miếu. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)

Thiếu nữ Hà Nhì tham dự hội xuân, chơi trò chơi ném còn trên thảo nguyên bản Tá Miếu. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)

Nguồn VietnamPlus: http://www.vietnamplus.vn/vui-tet-co-truyen-ho-su-cha-cua-dan-toc-ha-nhi-noi-cuc-tay-cua-to-quoc/682471.vnp