Vườn hoa tên người và ký ức nhân văn

Vườn hoa không chỉ là những không gian xanh công cộng, mà còn là những 'bảo tàng ký ức' mang dấu ấn lịch sử và văn hóa sâu sắc.

Từ góc nhìn địa danh học (toponymy), khi vườn hoa được gắn với tên danh nhân, chúng trở thành nơi lưu giữ và truyền tải những giá trị nhân văn, giúp kết nối giữa quá khứ và hiện tại. Mỗi vườn hoa Hà Nội, bởi vậy, nên trở thành một điểm dừng chân để người dân và du khách cảm nhận về ý nghĩa sâu xa của tên gọi, như một lời nhắc nhở về những giá trị nhân văn vượt thời gian.

Vườn hoa Paul Bert, do người Pháp đặt. Đến năm 1945 dưới chính quyền Trần Trọng Kim thì bị xóa bỏ.

Vườn hoa Paul Bert, do người Pháp đặt. Đến năm 1945 dưới chính quyền Trần Trọng Kim thì bị xóa bỏ.

Thời Pháp thuộc ngoài tên các chính trị gia thì tên các kiến trúc sư, họa sĩ, nhà thám hiểm cũng được đặt cho tên đường phố, vườn hoa. Đây là một truyền thống đẹp cần kế thừa. Vườn hoa Chavassieux là công trình được người Pháp xây dựng nhằm tưởng nhớ tới Léon Jean Laurent Chavassieux (1848 – 1895), phó Toàn quyền Đông Dương.

Thời Pháp thuộc ngoài tên các chính trị gia thì tên các kiến trúc sư, họa sĩ, nhà thám hiểm cũng được đặt cho tên đường phố, vườn hoa. Đây là một truyền thống đẹp cần kế thừa. Vườn hoa Chavassieux là công trình được người Pháp xây dựng nhằm tưởng nhớ tới Léon Jean Laurent Chavassieux (1848 – 1895), phó Toàn quyền Đông Dương.

Nay vườn hoa Chavassieux là vườn hoa Diên Hồng, hay được biết đến tên gọi phổ biến hơn là vườn hoa Con cóc.

Nay vườn hoa Chavassieux là vườn hoa Diên Hồng, hay được biết đến tên gọi phổ biến hơn là vườn hoa Con cóc.

Vườn hoa Chí Linh từ năm 1946, từng là vườn hoa Paul Bert, từ quyết định của Đốc lý Hà Nội là ông Trần Văn Lai thay đổi các tên phố và vườn hoa từ tên tiếng Pháp bằng các danh nhân Việt.

Vườn hoa Chí Linh từ năm 1946, từng là vườn hoa Paul Bert, từ quyết định của Đốc lý Hà Nội là ông Trần Văn Lai thay đổi các tên phố và vườn hoa từ tên tiếng Pháp bằng các danh nhân Việt.

Vườn hoa Gandhi từ 1985-2010.

Vườn hoa Gandhi từ 1985-2010.

Nay đổi là vườn hoa Lý Thái Tổ.

Nay đổi là vườn hoa Lý Thái Tổ.

Tên vườn hoa ở Hà Nội ít được mang tên văn nghệ sĩ, trí thức, đa phần mang tên các vị vua và chiến sĩ cách mạng. Ví dụ vườn hoa Lý Tự Trọng ở số 2 phố Thụy Khuê, sát Hồ Tây.

Tên vườn hoa ở Hà Nội ít được mang tên văn nghệ sĩ, trí thức, đa phần mang tên các vị vua và chiến sĩ cách mạng. Ví dụ vườn hoa Lý Tự Trọng ở số 2 phố Thụy Khuê, sát Hồ Tây.

Chính quyền của Đốc lý Trần Văn Lai cho đổi tên các đường phố, vườn hoa thời Pháp thuộc, vườn hoa Hébrard đổi là Kính Thiên.

Chính quyền của Đốc lý Trần Văn Lai cho đổi tên các đường phố, vườn hoa thời Pháp thuộc, vườn hoa Hébrard đổi là Kính Thiên.

Không có quy định nào hạn chế tên các văn nghệ sĩ, trí thức, doanh nhân để đặt cho đường phố, quảng trường, công viên, vườn hoa. Cần Thơ có công viên mang tên cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.

Không có quy định nào hạn chế tên các văn nghệ sĩ, trí thức, doanh nhân để đặt cho đường phố, quảng trường, công viên, vườn hoa. Cần Thơ có công viên mang tên cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.

Hà Nội cũng có một nhà thơ được mang tên vườn hoa, đó là Nguyễn Trãi. Nhưng hiện vẫn chưa có một văn nghệ sĩ thời cận đại nào được đặt tên công viên hay vườn hoa.

Hà Nội cũng có một nhà thơ được mang tên vườn hoa, đó là Nguyễn Trãi. Nhưng hiện vẫn chưa có một văn nghệ sĩ thời cận đại nào được đặt tên công viên hay vườn hoa.

Nghị định 91/2005/NĐ-CP hiện là một căn cứ để thực hiện đặt tên cho các quảng trường, vườn hoa, công viên (thuộc về công trình công cộng). Trong đó khoản 5 điều 10 có quy định: “Tên danh nhân bao gồm cả danh nhân nước ngoài. Danh nhân đó phải là người nổi tiếng, có đức, có tài, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như của địa phương hoặc có đóng góp đặc biệt cho đất nước, có công lớn trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc, được nhân dân suy tôn và thừa nhận.”

Nghị định 91/2005/NĐ-CP hiện là một căn cứ để thực hiện đặt tên cho các quảng trường, vườn hoa, công viên (thuộc về công trình công cộng). Trong đó khoản 5 điều 10 có quy định: “Tên danh nhân bao gồm cả danh nhân nước ngoài. Danh nhân đó phải là người nổi tiếng, có đức, có tài, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như của địa phương hoặc có đóng góp đặc biệt cho đất nước, có công lớn trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc, được nhân dân suy tôn và thừa nhận.”

Chia sẻ tại tọa đàm “Ký ức và thiết kế cảnh quan đô thị” ngày 26.10 vừa qua, KTS. Nguyễn Phú Đức cho biết có quỹ di sản đặt tên cho phố và vườn hoa, trên địa bàn Hà Nội có 19 vườn hoa, trong đó 16 vườn hoa đặt theo tên các lãnh đạo, 3 vườn hoa được giữ lại tên.

Chia sẻ tại tọa đàm “Ký ức và thiết kế cảnh quan đô thị” ngày 26.10 vừa qua, KTS. Nguyễn Phú Đức cho biết có quỹ di sản đặt tên cho phố và vườn hoa, trên địa bàn Hà Nội có 19 vườn hoa, trong đó 16 vườn hoa đặt theo tên các lãnh đạo, 3 vườn hoa được giữ lại tên.

Một ý tưởng về vườn hoa Lemur Cát Tường, đặt theo tên một người tiên phong của ngành thiết kế sáng tạo Việt Nam, đã được hình thành trên không gian nhỏ có bốt điện cạnh vườn hoa Cửa Nam, góc giao nhau giữa phố Cửa Nam, Hàng Bông. Nơi đây có thể cải tạo thành vườn hoa mang tên Lemur Cát Tường, để ghi nhớ công lao cải cách trang phục nữ giới của ông.

Một ý tưởng về vườn hoa Lemur Cát Tường, đặt theo tên một người tiên phong của ngành thiết kế sáng tạo Việt Nam, đã được hình thành trên không gian nhỏ có bốt điện cạnh vườn hoa Cửa Nam, góc giao nhau giữa phố Cửa Nam, Hàng Bông. Nơi đây có thể cải tạo thành vườn hoa mang tên Lemur Cát Tường, để ghi nhớ công lao cải cách trang phục nữ giới của ông.

Nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn (giảng viên Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã có phương án đề xuất: ở phía tường cạnh với mảng tường có hình vẽ quảng cáo thời Pháp thuộc đang được bảo tồn, sẽ vẽ bức tranh thiếu nữ mặc áo dài của họa sĩ Lương Xuân Nhị - một người từng cổ vũ nhiệt thành cho phong trào áo dài. Nhà ông ở 29 phố Cửa Nam, đối diện với vườn hoa này.

Nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn (giảng viên Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã có phương án đề xuất: ở phía tường cạnh với mảng tường có hình vẽ quảng cáo thời Pháp thuộc đang được bảo tồn, sẽ vẽ bức tranh thiếu nữ mặc áo dài của họa sĩ Lương Xuân Nhị - một người từng cổ vũ nhiệt thành cho phong trào áo dài. Nhà ông ở 29 phố Cửa Nam, đối diện với vườn hoa này.

Trần Hậu Yên Thế - Ảnh: Tư liệu & Internet

Nguồn Người Đô Thị: https://nguoidothi.net.vn/vuon-hoa-ten-nguoi-va-ky-uc-nhan-van-45913.html