Là một quốc gia kế thừa của Liên Xô, Cộng hòa Gruzia nhỏ bé ở Nam Âu, đã được thừa hưởng một số hệ thống vũ khí tiên tiến do Liên Xô sản xuất, sau khi siêu cường sụp đổ năm 1991. Những vũ khí này hiện vẫn giữ vai trò xương sống của Quân đội Gruzia hiện nay.
Không giống như các quốc gia cũng được hưởng thừa kế từ Liên Xô như Ukraine và Kazakhstan, Gruzia nhận được ít máy bay chiến đấu hơn, đáng kể nhất là khoảng 20 "xe tăng bay" Su-25.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Nga, cũng như xung đột với các tỉnh ly khai Nam Ossetia và Abkhazia, Gruzia vào năm 2003 đã bắt đầu một nỗ lực hiện đại hóa quân đội; đồng thời tăng cường hợp tác quân sự với các quốc gia phương Tây và cả Israel.
Với việc Gruzia thiếu máy bay chiến đấu, nên Gruzia phải sử dụng nhiều các hệ thống tên lửa đất đối không và mua thêm các dàn tên lửa từ các nước thuộc Liên Xô trước đây, nhiều nhất là từ Ukraine. Đồng thời tìm cách tăng cường hỏa lực trên không, cho các đơn vị mặt đất của mình.
Cụ thể Gruzia đã mua hai tiểu đoàn phòng không tầm trung BuK-M1 từ Ukraine và các hệ thống phòng không cũ S-125 cũ hơn từ các quốc gia Đông Âu. Số vũ khí này cùng với các hệ thống hiện có, tạo thành một mạng lưới phòng không nhiều lớp.
Để duy trì số lượng máy bay quân sự cánh cố định, với sự hỗ trợ của Israel, các máy bay cường kích Su-25 của Gruzia đã được hiện đại hóa toàn diện; để duy trì khả năng tồn tại, biến chúng thành vũ khí nguy hiểm, khi giao tranh với lực lượng ly khai ở Nam Ossetia và Abkhazia.
Hiện Không quân Gruzia chỉ còn một số ít MiG-21, được thừa kế từ Liên Xô, nhưng đã lạc hậu. Với số cường kích cơ Su-25, có khả năng mang vũ khí lớn và vai trò không đối đất chuyên biệt, do vậy đây là loại vũ khí lý tưởng, để cung cấp hỏa lực từ trên không cho các lực lượng mặt đất, ở một mức độ nào đó.
Phiên bản Su-25 của Gruzia được hiện đại hóa, có tên gọi Su-25KM Scorpion, và được đồng phát triển bởi Tbilisi Aircraft Manufacturing của Gruzia và Elbit Systems của Israel. Nói thêm rằng, Elbit là công ty có nhiều kinh nghiệm, trong việc nâng cấp vũ khí, được chế tạo trong thời kỳ chiến tranh Lạnh.
Nguyên mẫu đầu tiên của chiếc cường kích cơ Su-25KM bay thử vào tháng 4/2001 và có hệ thống điện tử hàng không vượt trội đáng kể so với Su-25 ban đầu. Chúng bao gồm màn hình buồng lái bằng kính, trình tạo bản đồ kỹ thuật số, màn hình gắn trên mũ bảo hiểm, hệ thống điều khiển vũ khí bằng máy tính ...
Su-25KM cũng được trang bị hệ thống dẫn đường mới và hệ thống phân phối vũ khí chính xác hơn, cũng như các hệ thống để chiến đấu ban đêm. Đồng thời các nâng cấp do Elbit Systems thực hiện, giúp Su-25KM có khả năng tương thích với hệ thống chiến đấu của NATO.
Cường kích Su-25KM chủ yếu được thiết kế cho vai trò không đối đất, để tiêu diệt bộ binh và xe tăng chiến đấu của đối phương; đồng thời có thể sử dụng các loại vũ khí chính xác bao như bom dẫn đường bằng laser Mark 82 và Mark 83, để hoàn thành vai trò của một máy bay ném bom hạng nhẹ tầm thấp.
Loại cường kích này có tính linh hoạt cao, và cùng với một khẩu pháo hạng nặng có khả năng xuyên thủng giáp xe tăng; ngoài ra Su-25KM cũng giữ được các khả năng không chiến, dù hạn chế nhưng cũng đủ khiến nó trở thành một máy bay phản lực tấn công đa năng thực sự.
Tên lửa không đối không R-73 tầm ngắn, có thể tấn công máy bay chiến đấu của đối phương ở cư ly cách xa tới 30km; tên lửa R-73 với tốc độ 2,5 Mach, sử dụng phương pháp dẫn đường hồng ngoại, có thể tiêu diệt máy bay không người lái và trực thăng bay thấp.
Với 11 điểm cứng và tải trọng vũ khí hơn 4.500kg, Su-25KM có thể mang theo nhiều loại vũ khí như bom, pháo và tên lửa; trong đó có nhiều loại vũ khí có điều khiển.
Mặc dù chưa thể phát huy được khả năng hỗ trợ cho các lực lượng chiến đấu mặt đất, trong “Cuộc chiến 5 ngày” với Nga năm 2008, nhưng Su-25 vẫn là một vũ khí có khả năng tác chiến cao, đối với quân đội được trang bị tương đối kém như Gruzia.
Chính vì lý do đó, trong bối cảnh quan hệ không tốt với Nga và bị cáo buộc tấn công lực lượng biên phòng Nga, Moscow đã áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Gruzia và từ chối bán các phụ tùng của Su-25 cho Gruzia.
Do Nga không cung cấp phụ tùng, nên số Su-25KM của Gruzia đang phải nằm đất và nước này cũng cân nhắc cho số Su-25KM ngừng hoạt động. Tính đến năm 2020, Quân đội Gruzia chỉ còn 9 chiếc Su-25KM còn bay được.
Để cố gắng duy trì số vũ khí có “khả năng” nhất của Gruzia, nước này cố gắng mua các phụ tùng từ Ukraine hoặc các quốc gia thuộc Khối Warszawa trước đây. Trong tương lai, Gruzia dự kiến sẽ thay thế Su-25KM bằng UAV tấn công do Israel sản xuất. Nguồn ảnh: QQ.
Cận cảnh sức mạnh của "xe tăng bay" Su-25SM trong biên chế quân đội Nga dù dã ra đời cách đây gần nửa thế kỷ. Nguồn: Sputnik.
Tiến Minh