Xúc động, tự hào với màn tái hiện Hà Nội của 70 năm về trước

Sáng nay (6/10), chương trình Ngày hội Văn hóa vì hòa bình chính thức khai mạc mở đầu cho chuỗi sự kiện kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu 'Thành phố Vì hòa bình' của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO)

Lễ khai mạc diễn ra hùng tráng với sự tham gia của 8.000 người. Chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” gồm 3 phần. Phần mở đầu là chương trình thực cảnh “Ký ức Hà Nội”, tái hiện lịch sử của Thủ đô với 3 phân đoạn: “Ký ức Hà Nội - Những ngày toàn quốc kháng chiến”, “Cảm xúc tháng Mười”, “Khí phách Hà Nội”.

Lễ khai mạc diễn ra hùng tráng với sự tham gia của 8.000 người. Chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” gồm 3 phần. Phần mở đầu là chương trình thực cảnh “Ký ức Hà Nội”, tái hiện lịch sử của Thủ đô với 3 phân đoạn: “Ký ức Hà Nội - Những ngày toàn quốc kháng chiến”, “Cảm xúc tháng Mười”, “Khí phách Hà Nội”.

“Ký ức Hà Nội - Những ngày toàn quốc kháng chiến”Phần hai là lễ chào mừng trong đó có nghi thức chào cờ, hát Quốc ca.Phần ba là màn trình diễn, diễu hành có sự tham gia của 500 chiến sĩ tái hiện hình ảnh đoàn quân tiếp quản Thủ đô năm 1954. Phần này được chia làm 3 chương, gồm các chương trình nghệ thuật, thực cảnh, diễu hành với các chủ đề: “Hà Nội ngày về chiến thắng”, “Hà Nội - dòng chảy di sản”, “Hà Nội - Thành phố hòa bình - Thành phố sáng tạo”.

“Ký ức Hà Nội - Những ngày toàn quốc kháng chiến”Phần hai là lễ chào mừng trong đó có nghi thức chào cờ, hát Quốc ca.Phần ba là màn trình diễn, diễu hành có sự tham gia của 500 chiến sĩ tái hiện hình ảnh đoàn quân tiếp quản Thủ đô năm 1954. Phần này được chia làm 3 chương, gồm các chương trình nghệ thuật, thực cảnh, diễu hành với các chủ đề: “Hà Nội ngày về chiến thắng”, “Hà Nội - dòng chảy di sản”, “Hà Nội - Thành phố hòa bình - Thành phố sáng tạo”.

“Cảm xúc tháng Mười”, tái hiện khoảng thời gian 9 năm kháng chiến gian khổ

“Cảm xúc tháng Mười”, tái hiện khoảng thời gian 9 năm kháng chiến gian khổ

Hình ảnh đoàn quân tiếp quản Thủ đô năm 1954 gợi nhiều cảm xúc, niềm tự hào cho người dân Thủ đô.

Hình ảnh đoàn quân tiếp quản Thủ đô năm 1954 gợi nhiều cảm xúc, niềm tự hào cho người dân Thủ đô.

Hà Nội - Ngày về chiến thắng

Hà Nội - Ngày về chiến thắng

Hình ảnh mang tới những cảm xúc về thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc. Thủ đô Hà Nội chính thức được giải phóng - ngày 10/10/1954

Hình ảnh mang tới những cảm xúc về thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc. Thủ đô Hà Nội chính thức được giải phóng - ngày 10/10/1954

Hà Nội, dòng chảy di sản

Hà Nội, dòng chảy di sản

Màn trình diễn Trống hội Thăng Long đến từ những người dân huyện Thanh Trì; Múa Cờ - nghiềm quân Hội Quán Giá, Yên Sở đến từ huyện Hoài Đức; Múa rồng lân đến từ huyện Thanh Oai.

Màn trình diễn Trống hội Thăng Long đến từ những người dân huyện Thanh Trì; Múa Cờ - nghiềm quân Hội Quán Giá, Yên Sở đến từ huyện Hoài Đức; Múa rồng lân đến từ huyện Thanh Oai.

Đặc sắc các di sản văn hóa phi vật thể của Hà Nội, trình diễn giới thiệu về tín ngưỡng thờ Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương.

Đặc sắc các di sản văn hóa phi vật thể của Hà Nội, trình diễn giới thiệu về tín ngưỡng thờ Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương.

Vinh danh di sản Văn Miếu - Quốc Tử Giám là phần diễu hành của các làng khoa bảng tiêu biểu của Thủ đô.

Vinh danh di sản Văn Miếu - Quốc Tử Giám là phần diễu hành của các làng khoa bảng tiêu biểu của Thủ đô.

Múa con bồng của người dân làng Triều Khúc, Thanh Trì.

Múa con bồng của người dân làng Triều Khúc, Thanh Trì.

Múa rối

Múa rối

Kéo co ngồi

Kéo co ngồi

Diễu hành khối làng nghề. Các đại biểu, người dân và du khách được xem phần trình diễn của các làng nghề: Làng nghề tranh dân gian Hàng Trống, tranh dân gian Kim Hoàng, làng thêu Quất Động, làng thêu Đông Cứu, làng gốm Bát Tràng, làng mây tre đan Phú Vinh, làng nghề sơn mài Hạ Thái, nghề tò he Xuân La, làng nghề quạt Chàng Sơn, làng nghề đan cỏ tế Lưu Thượng, làng nghề khảm trai thôn Ngọ, làng nghề điêu khắc mỹ nghệ thôn Sơn Đồng, làng nghề điêu khắc Nhân Hiền...

Diễu hành khối làng nghề. Các đại biểu, người dân và du khách được xem phần trình diễn của các làng nghề: Làng nghề tranh dân gian Hàng Trống, tranh dân gian Kim Hoàng, làng thêu Quất Động, làng thêu Đông Cứu, làng gốm Bát Tràng, làng mây tre đan Phú Vinh, làng nghề sơn mài Hạ Thái, nghề tò he Xuân La, làng nghề quạt Chàng Sơn, làng nghề đan cỏ tế Lưu Thượng, làng nghề khảm trai thôn Ngọ, làng nghề điêu khắc mỹ nghệ thôn Sơn Đồng, làng nghề điêu khắc Nhân Hiền...

Ẩm thực Hà thành không chỉ gắn với phong tục, tập quán, lễ hội từng làng, từng vùng còn thể hiện lối sống, nết ăn, nết ở thanh lịch, hào hoa của người dân Thăng Long - Hà Nội.

Ẩm thực Hà thành không chỉ gắn với phong tục, tập quán, lễ hội từng làng, từng vùng còn thể hiện lối sống, nết ăn, nết ở thanh lịch, hào hoa của người dân Thăng Long - Hà Nội.

Hình ảnh rực rỡ của các làng hoa Hà Nội.

Hình ảnh rực rỡ của các làng hoa Hà Nội.

Diễu hành, trình diễn của các tổ chức chính trị, xã hội đại diện cho các tầng lớp nhân dân. Diễu hành, biểu dương lực lượng của Hội Cựu chiến binh Thủ đô.

Diễu hành, trình diễn của các tổ chức chính trị, xã hội đại diện cho các tầng lớp nhân dân. Diễu hành, biểu dương lực lượng của Hội Cựu chiến binh Thủ đô.

Biểu dương lực lượng của lực lượng công nhân, viên chức, người lao động Thủ đô.

Biểu dương lực lượng của lực lượng công nhân, viên chức, người lao động Thủ đô.

Diều hành của đoàn quốc tế sinh sống ở Thủ đô

Diều hành của đoàn quốc tế sinh sống ở Thủ đô

Phần trình diễn của 150 học sinh Thủ đô ca khúc “Hà Nội - Thành phố vì hòa bình” kết thúc chương trình

Phần trình diễn của 150 học sinh Thủ đô ca khúc “Hà Nội - Thành phố vì hòa bình” kết thúc chương trình

H.La/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/xuc-dong-tu-hao-voi-man-tai-hien-ha-noi-cua-70-nam-ve-truoc-post1126450.vov