'Biển người' tham gia khai hội rước pháo Đồng Kỵ

Mùng 4 Tết, rất đông người đã đổ về phường Đồng Kỵ, Tp.Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh)để tham dự lễ hội rước pháo cầu mong một năm làm ăn phát tài, gặp nhiều may mắn.

Hội rước pháo làng Đồng Kỵ (phường Đồng Kỵ, Tp.Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đã trở nên nổi tiếng khắp cả nước và được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Ghi nhận của Người Đưa Tin ngày 25/1 (mùng 4 Tết), người dân làng Đồng Kỵ bắt đầu mở hội rước pháo.

Hội rước pháo làng Đồng Kỵ (phường Đồng Kỵ, Tp.Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đã trở nên nổi tiếng khắp cả nước và được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Ghi nhận của Người Đưa Tin ngày 25/1 (mùng 4 Tết), người dân làng Đồng Kỵ bắt đầu mở hội rước pháo.

Xưa kia, làng Đồng Kỵ có hội thi làm pháo, đốt pháo để tưởng nhớ, tái hiện ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tôn thờ làm Thành hoàng làng - ra lệnh xuất quân đánh giặc.

Xưa kia, làng Đồng Kỵ có hội thi làm pháo, đốt pháo để tưởng nhớ, tái hiện ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tôn thờ làm Thành hoàng làng - ra lệnh xuất quân đánh giặc.

Hội rước pháo làng Đồng Kỵ nổi tiếng khắp cả nước bởi duy trì được nét truyền thống đặc sắc và được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia từ năm 2016.

Hội rước pháo làng Đồng Kỵ nổi tiếng khắp cả nước bởi duy trì được nét truyền thống đặc sắc và được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia từ năm 2016.

Lễ hội rước pháo Đồng Kỵ (diễn ra từ mùng 4,5,6 tháng Giêng Âm lịch) là một trong những lễ hội giàu bản sắc truyền thống của vùng đất Bắc Ninh, khởi đầu cho mùa xuân mới hàng năm.

Lễ hội rước pháo Đồng Kỵ (diễn ra từ mùng 4,5,6 tháng Giêng Âm lịch) là một trong những lễ hội giàu bản sắc truyền thống của vùng đất Bắc Ninh, khởi đầu cho mùa xuân mới hàng năm.

Hàng ngàn người dân và du khách đổ ra kín đường để xem rước pháo.

Hàng ngàn người dân và du khách đổ ra kín đường để xem rước pháo.

Hai quả pháo được làm bằng gỗ, sơn son thếp vàng, dài 6 m, đường kính hơn 60 cm được thanh niên trong làng rước quanh làng.

Hai quả pháo được làm bằng gỗ, sơn son thếp vàng, dài 6 m, đường kính hơn 60 cm được thanh niên trong làng rước quanh làng.

Tiếp đến 2 quả pháo được rước vào đình làng.

Tiếp đến 2 quả pháo được rước vào đình làng.

hai quả pháo lớn được rước vào phía sân sau của đình, chính thức vào tục "Dô ông đám".

hai quả pháo lớn được rước vào phía sân sau của đình, chính thức vào tục "Dô ông đám".

Sau khi rước 2 quả pháo dài 6 m quanh làng, 4 ông quan đám diễn trò, múa tại sân đình. Họ được các thanh niên cởi trần, mặc quần đùi đỏ chuẩn bị tung hô và giữ chắc ở trên cao. Các trai làng mình trần, khố đỏ đỡ tay các quan đám ngay ra sân đình. Trai giáp nào đón được quan đám đỏ của mình trước thì chạy ra trước không phân biệt thứ tự.

Sau khi rước 2 quả pháo dài 6 m quanh làng, 4 ông quan đám diễn trò, múa tại sân đình. Họ được các thanh niên cởi trần, mặc quần đùi đỏ chuẩn bị tung hô và giữ chắc ở trên cao. Các trai làng mình trần, khố đỏ đỡ tay các quan đám ngay ra sân đình. Trai giáp nào đón được quan đám đỏ của mình trước thì chạy ra trước không phân biệt thứ tự.

Các ông đám mặc quần áo đỏ, chít khăn đỏ, ngồi trên tay các trai làng, lúc xoay đi, lúc xoay lại, lúc lại chạy vòng quanh như một bông hoa. Vì vậy, tích này còn được gọi là múa hoa.

Các ông đám mặc quần áo đỏ, chít khăn đỏ, ngồi trên tay các trai làng, lúc xoay đi, lúc xoay lại, lúc lại chạy vòng quanh như một bông hoa. Vì vậy, tích này còn được gọi là múa hoa.

Hàng nghìn du khách khách thập phương và dân làng reo hò, cổ vũ các ông đám đang được rước chạy vòng quanh sân đình.

Hàng nghìn du khách khách thập phương và dân làng reo hò, cổ vũ các ông đám đang được rước chạy vòng quanh sân đình.

Biển người tham dự nghi lễ 'dô ông đám' tại lễ rước pháo Đồng Kỵ. Được biết, tục Dô ông đám là một cách đề cao tinh thần thượng võ, là dịp các thanh niên phô bày sức khỏe và vẻ đẹp cơ bắp. Tục này còn mang ý nghĩa quân sĩ công kênh các vị tướng trước hàng quân trong ngày chiến thắng mở hội ăn mừng.

Biển người tham dự nghi lễ 'dô ông đám' tại lễ rước pháo Đồng Kỵ. Được biết, tục Dô ông đám là một cách đề cao tinh thần thượng võ, là dịp các thanh niên phô bày sức khỏe và vẻ đẹp cơ bắp. Tục này còn mang ý nghĩa quân sĩ công kênh các vị tướng trước hàng quân trong ngày chiến thắng mở hội ăn mừng.

Nguyễn Hữu Thắng

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/bien-nguoi-tham-gia-khai-hoi-ruoc-phao-dong-ky-a591167.html