Giới siêu giàu London dùng bút máy kim cương, thuê giúp việc tốn 11 tỷ 1 năm
Nhắc đến giới quý tộc ở London, xa xỉ, hào nhoáng dường như vẫn là chưa đủ để nói về cuộc sống hàng ngày của họ.
Giới thượng lưu được gọi là VIS (Very Important Shopper) tạm dịch "Khách hàng siêu cao cấp" đều được mọi dịch vụ ưu ái dành chế độ riêng.
London tấp nập, là 1 trong những trung tâm tài chính toàn cầu, điều đáng nói hệ thống thuế của London có nhiều lợi thế.
Năm 1989, tại Anh, để nằm trong danh sách người giàu, người đó phải sở hữu tài sản từ 60 triệu bảng Anh (khoảng 1.895 tỷ đồng). Đến năm 2019, ngưỡng này được nâng lên là 605 triệu bảng Anh (gần 19.000 tỷ đồng).
London là một trong những nơi có nhiều người sở hữu tài sản ròng nhiều nhất thế giới. Nơi có những ông trùm, bà trùm ẩn dật, họ sống trong những khu phố nhà giàu cũ nhưng lại là VIS của tất cả các hãng thời trang xa xỉ.
Đại gia ở London sẵn sàng chi hơn 100 USD chỉ để ăn 1 chiếc sandwich, hay món ăn nhẹ với thịt bê non và nấm kim cương truffle với giá 97 USD. Các gia đình thượng lưu giữ thói quen 4 lần/tuần đi ăn tại các nhà hàng sang trọng, trung bình tiêu tốn 190.000 USD/năm (4,4 tỷ đồng).
Điểm đến lý tưởng của họ là các khu nghỉ dưỡng siêu đắt đỏ, những khách sạn hàng đầu, có quản gia riêng, vật dụng nhỏ nhất cũng phải là của Hermes. Họ không ngại chi 28.000 USD/đêm (gần 640 triệu đồng) tại khách sạn chỉ để nghỉ ngơi thư giãn.
Ngoài xe sang đến siêu sang phiên bản giới hạn có giá lên tới cả chục triệu USD, dĩ nhiên phương tiện di chuyển của họ là du thuyền cá nhân, máy bay tư nhân có giường nằm, phòng massage, quầy bar chứa rượu vang truyền thống. Tư duy của người có tiền chính là họ không muốn chen chúc với người khác, kể cả máy bay họ cũng có thể vung tay mua được.
Những đứa trẻ được sinh ra trong những chiếc nôi nạm vàng được hưởng nền giáo dục tốt nhất với số tiền học trung bình 139.000 USD/năm (3,2 tỷ đồng). Vì con cái còn cần tham gia những hoạt động ngoại khóa nên cũng cần trang bị những vật phẩm cần thiết như các thiết bị điện tử mới nhất, xe sang, do đó sẽ khiến phụ huynh tốn khoảng 173.000 USD/năm (gần 4 tỷ đồng).
Những vật dụng giới thượng lưu sử dụng bao giờ cũng là hàng phiên bản giới hạn, cốc nước Dior, bộ đĩa ăn Hermes có giá vài trăm USD/chiếc, thậm chí chiếc bút viết cũng phải của hãng La Modernista Diamonds của Thụy Sĩ gắn 5072 viên kim cương và 92 viên hồng ngọc có giá 200.000 USD (4,6 tỷ đồng).
Dĩ nhiên, cuộc sống hàng ngày, họ không cần động chân tay vào việc dọn dẹp bởi với mức chi 485.000 USD/năm (gần 11 tỷ đồng) để thuê giúp việc, những dinh thự siêu đắt đỏ họ ở lúc nào cũng sạch sẽ chuẩn đẳng cấp nhà giàu.
Một trong những điều quan trọng chính là bất động sản. Ngoài việc sở hữu những ngôi biệt thự ở ngoại ô London, họ phải có 1 căn nhà trong thành phố để học tập, sinh sống. Không cần nói quá nhiều về giá đất ở London bởi đây là khu vực có tiền chưa chắc đã mua được.
Vậy nhu cầu mua sắm và nhu cầu hàng hiệu thì sao? Khoan nói đến tủ quần áo tập trung các thương hiệu xa xỉ trên thế giới, các VIS được hưởng đặc quyền riêng mà người thường có ước cũng không được trải nghiệm.
Chính tại nơi đây, luôn có những phòng thay đồ sang trọng bí mật không ai biết, chuyên cơ riêng chỉ để phục vụ cho việc mua sắm những bộ trang phục cao cấp của các thương hiệu danh tiếng được thiết kế độc quyền.
Có thể kể đến hai cái tên nổi tiếng ở Anh là dãy phố Marylebone High Street và tòa nhà số 23 đường Welbeck chỉ chuyên phục vụ cho những chuyến mua sắm riêng của giới thượng lưu.
Tại trung tâm thương mại Harrods, các nhân viên chăm sóc khách hàng được đào tạo từ chuyên gia Debrett với cung cách phục vụ đạt chuẩn 5 sao.
Và đó chỉ là một trong cả ngàn đặc quyền mà tầng lớp thượng lưu siêu giàu nước Anh trải nghiệm!
Min (Tổng hợp)