Khai thác giá trị làng nghề để phát triển công nghiệp văn hóa
Trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thủ công mỹ nghệ là thành tố quan trọng của văn hóa và là nền tảng cho sự đổi mới, phát triển các ngành thiết kế sáng tạo và du lịch văn hóa. Song, để lĩnh vực này đóng góp mạnh mẽ cho sự phát triển công nghiệp văn hóa vẫn còn nhiều việc cần làm.
Mây tre đan, gốm sứ, đồ gỗ, dệt, thêu ren, sơn mài, chạm khắc đá... Với hơn 2.700 làng nghề, Việt Nam có khoảng 200 loại sản phẩm thủ công khác nhau trong đó có rất nhiều sản phẩm có lịch sử phát triển hàng trăm, hàng nghìn năm. Từ các làng nghề, các nghệ nhân vẫn miệt mài giữ nghề và sáng tạo thêm nhiều sản phẩm từ nghề truyền thống.
Các làng nghề thủ công hiện nay có thu nhập từ việc sản xuất sản phẩm xuất ra thị trường trong nước và quốc tế, thu hút khách du lịch để “xuất khẩu tại chỗ” và phát triển các dịch vụ đi kèm. Riêng Hà Nội, doanh thu từ gần 300 làng nghề năm 2022 lên đến hơn 20 nghìn tỷ đồng. Mặc dù đã có những chính sách thúc đẩy phát triển làng nghề gắn với du lịch, các chiến dịch quảng bá sản phẩm làng nghề từ cấp địa phương đến quốc gia. Song, lâu nay, phần lớn các doanh nghiệp, hộ gia đình vẫn vừa làm nghề vừa tự mày mò tìm đối tác.
Trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, có 12 lĩnh vực, trong đó thủ công mỹ nghệ là thành tố quan trọng. Các chuyên gia đánh giá, nghề thủ công truyền thống Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để được kỳ vọng là một ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa khác phát triển./.
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!