Ngày 16/4, UBND huyện Văn Chấn phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, Trung tâm Thực nghiệm rau hoa quả Gia Lâm - Hà Nội và 9 xã vùng ngoài của huyện tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch hỗ trợ trồng mới, trồng cải tạo diện tích cam của huyện năm 2024.
Cam Văn Chấn, thịt hun khói Mường Lò, chè xanh Hán Đà, gạo nếp 87 Trạm Tấu, măng ớt Trạm Tấu, Cam Lục Yên, mật ong Trấn Yên, miến đao Quy Mông... là những đặc sản của Yên Bái, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tin dùng. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận Nhãn hiệu tập thể, các sản phẩm này ngày càng được nâng tầm giá trị, đưa thương hiệu ngày càng vươn xa.
Thời gian qua, phát triển du lịch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông sản đặc sản và sản phẩm OCOP được xác định là giải pháp tối ưu, mang lại 'lợi ích kép' cho khu vực nông nghiệp, nông thôn của Yên Bái.
Huyện Văn Chấn có diện tích cây ăn quả tập trung lớn nhất tỉnh. Mặc dù dịch bệnh vàng lá thối rễ làm nửa diện tích cam của huyện bị thiệt hại, song với mục tiêu giữ vững, phát triển Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) Cam Văn Chấn, huyện đã phối hợp với các ngành chức năng vận động nông dân thành lập các tổ liên kết, hợp tác xã (HTX) trao đổi, hỗ trợ nhau sản xuất đúng quy trình, tiêu thụ sản phẩm, góp phần giữ vững, khẳng định uy tín chất lượng vùng cam lớn nhất tỉnh.
Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Văn Chấn Mai Mộng Tuân khẳng định: Với tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, nửa nhiệm kỳ qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Văn Chấn đã thực hiện mục tiêu 'Xây dựng Văn Chấn phát triển nhanh, bền vững và hạnh phúc'.
Trong khuôn khổ festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ nhất năm 2019 đang diễn ra, cuối tuần qua, Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức hội nghị đánh giá kết quả Chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn năm 2019.