Hiện chúng tôi có đủ 4 bản dịch Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức. Cuốn khó tìm nhất là bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo do Nha Văn hóa thuộc Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản năm 1972 tại Sài Gòn trong tủ sách Văn hóa tùng thư.
Với Phan Thiết (Bình Thuận), bao đời nay, biển mang đến sự trù phú với nguồn hải sản dồi dào. Đặc biệt hơn cả là loại cá cơm đặc trưng được chính bàn tay người dân nơi đây ủ thành thứ nước mắm Phan Thiết trứ danh, góp phần làm phong phú thêm câu chuyện ẩm thực Việt với 'hương vị xứ sở' thân thương, đậm đà bản sắc.
Theo dấu vết từ huyền thoại đến những thăng trầm lịch sử mới thấy sông chất chứa cả một kho tàng kỳ bí và đậm đặc văn hóa cổ, cùng bao câu chuyện bi tráng giữ sông, giữ rừng, giữ đất…
Đây là địa danh nổi tiếng ở phía Nam nước ta, hàng trăm năm trước từng bị cướp biển hoành hành nên được đặt tên là quần đảo Hải Tặc.
Về mặt giáo dục và nghiên cứu, TP.HCM đang có cơ ngơi và thành tích không nhỏ. Nhưng làm sao phát triển chúng trở thành một 'Công nghiệp Đào tạo' hoàn chỉnh, chất lượng cao như thế mạnh của Boston hay Paris, Oxford và Cambridge là điều đáng suy ngẫm.
Với 586 km, Đồng Nai là con sông nội địa dài nhất Việt Nam với dòng nước trong xanh và ngọt ngào tinh khiết triền miên chảy từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.
Năm nay vào tuổi thất thập, sống ở đất Sài Gòn kể ra cũng hơn 50 năm, cả đời đi cũng nhiều, ngó cũng lắm, ngày càng ngộ ra một điều người Sài Gòn thật may mắn được sống ở cái nơi 'thiên thời, địa lợi' theo đúng nghĩa đen chứ không phải nói phóng lên. Vì điều này mà các hậu thế phải mãi mãi biết ơn và cám ơn các bậc tiền bối đã chọn nơi này để định cư, định thành, định đô ở chứ không phải nơi khác.
Đặc trưng của Nhà Bè là sông rạch nước lợ với lịch sử, địa lý, văn hóa, phong tục và ẩm thực rất riêng. Thế mạnh của Nhà Bè là du lịch sông nước, thương hồ.
Hơn nửa năm trước, huyện Nhà Bè đã tổ chức ra mắt sản phẩm du lịch đặc trưng 'Nhà Bè ngày mới' tham quan miếu Ngũ Hành (chùa Bà Châu Đốc 2), ngắm cảnh Tân Cảng Hiệp Phước, trải nghiệm vẽ trang trí...
Ẩn cư là một truyền thống lâu đời của không ít trí thức xưa và người tu hành. Nguyễn Bỉnh Khiêm viết: 'Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn, người đến chốn lao xao'.
Hội Quán là nơi lưu giữ nhiều bản sắc văn hóa của người Hoa từ kiến trúc, thờ cúng, cho đến các lễ và hội. Ngày nay, các Hội Quán hòa chung nhịp sống của TP.HCM, góp phần tạo nên một bức tranh văn hóa đa dạng, nhiều màu sắc.
Đầu thế kỷ XVIII, Mạc Cửu, người Quảng Đông, Trung Quốc đã có công khai phá một vùng đất quan trọng tại Việt Nam. Sau đó ông đã được chúa Nguyễn phong tước hiệu và cho làm tổng trấn của vùng này.
Tục ăn trầu của người Việt có từ rất sớm, do đó mới có câu: 'Miếng trầu là đầu câu chuyện'. Ngày xưa, khách tới nhà, đầu tiên gia chủ đem trà nước và cơi trầu ra tiếp. Vừa trò chuyện, chủ và khách lấy một lá trầu, têm một chút vôi, quấn quanh một miếng cau chẻ nhỏ rồi cho vào miệng nhai. Đặc biệt, trong văn hóa người Việt, trầu cau là lễ vật không thể thiếu trong các sự kiện trọng đại như cúng tế, cưới hỏi. Ngày nay, với lối sống hiện đại, tục ăn trầu dần biến mất và nét văn hóa 'Miếng trầu là đầu câu chuyện' cũng dần phai nhạt.
Nếu tính từ trung tâm thành phố Tây Ninh theo đường tỉnh 781 qua hướng Cầu Quan đi thẳng khoảng 10km là đến trung tâm thị trấn Châu Thành. Tại vị trí này tiếp tục đi thẳng thêm chừng 3km nữa là đến Bến Tầm Long thuộc xã Trí Bình. Đây là một bến sông rất nổi tiếng đã từng đi vào thi ca nhạc họa của xứ Tây Ninh xưa và nay.
Từ ngày mùng 4 đến ngày 16 tháng Giêng âm lịch, hội Xuân núi Bà Đen Tết Canh Tý 2020 chính thức khai mạc. Theo đó, rất đông du khách hành hương đến núi Bà Đen để viếng và bái Linh Sơn Thánh Mẫu.