Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Lâm Đồng bắt đầu xây dựng Mô hình một HTX đầu mối tập trung sản phẩm của nhiều HTX khác để kết nối khách hàng thông qua hệ thống các kênh phân phối, tiêu thụ trên thị trường.
Kinh tế tập thể Lâm Đồng mà nòng cốt là kinh tế hợp tác xã (HTX) đi qua một năm đạt những kết quả khả quan trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi liên kết gắn với chế biến, tiêu thụ trên thị trường, tạo nền tảng xuất phát mới để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động trong thời gian tới.
Với sự tham gia của 18 tỉnh, thành phố từ Bắc vào Nam, cùng 54 đơn vị trong tỉnh, Ngày hội mắm Châu Đốc, An Giang - Đặc sản các vùng miền năm 2022 (gọi tắt là Ngày hội mắm Châu Đốc) là nơi tụ họp nhiều sản vật nổi tiếng cả nước. Cùng với đó là nét văn hóa đặc sắc từ dân tộc các vùng, miền, hứa hẹn là điểm đến thú vị cho du khách gần xa.
Theo thống kê của Chi cục Phát triển nông thôn Lâm Đồng, toàn tỉnh có 40 sản phẩm OCOP từ 3-4 sao của 12 chủ thể được UBND thành phố Đà Lạt cấp giấy Chứng nhận sử dụng nhãn hiệu 'Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành'.
Do tình hình dịch bệnh Covid-19, Hội nghị Kết nối cung cầu hàng hóa Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 chỉ có 8 doanh nghiệp Lâm Đồng tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm, với các mặt hàng: rau, củ, quả, trà, cà phê, đông trùng hạ thảo, hạt mắc ca, nước cốt trái cây, sầu riêng, mật ong, chuối Laba, sâm đương quy; nhiều doanh nghiệp khác tham gia gian hàng triển lãm thực tế ảo trực tuyến.
Sản xuất cây dược liệu ở Lâm Đồng có nhiều lợi thế do có đặc điểm về địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn đa dạng, đặc biệt về hệ thực vật phong phú. Hiện trạng sản xuất trong những năm gần đây đã khẳng định cây dược liệu là một trong những cây trồng thế mạnh với nhiều loại có giá trị cao như Lan gấm, Linh chi, Đông trùng hạ thảo…, bước đầu đã xây dựng vùng nguyên liệu và thương hiệu ở Lâm Đồng.
Trọng tâm của chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị. Tại huyện Đơn Dương - vựa rau chủ lực của tỉnh, chương trình tuy đã bước đầu mang lại kết quả, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của các xã, thị trấn trên toàn huyện.
Nhằm nâng cao hơn nữa giá trị nông sản trên thị trường cạnh tranh, huyện Đơn Dương tiếp tục khuyến khích các hợp tác xã (HTX) phát triển chuỗi liên kết gắn sản xuất nông nghiệp với chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn.
Thông qua các giải pháp xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu, Lâm Đồng đã và đang hình thành và phát triển nhiều hình thức liên kết giữa hợp tác xã (HTX) với doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo ra chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.