Các nhà kinh tế và nhà phân tích ngày càng tràn niềm tin rằng Ngân hàng Dự trữ Liên bang (Fed) có thể tránh được kịch bản đẩy nước Mỹ vào suy thoái, khi lạm phát chậm lại và tăng trưởng mạnh bất chấp 11 lần tăng lãi suất.
Vài tháng gần đây, các công ty công nghệ lớn như Amazon, IBM, Microsoft hay Google đã cho hàng chục nghìn nhân viên nghỉ việc và thực hiện đợt sa thải lớn chưa từng có.
Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS), ngày càng nhiều người làm công việc toàn thời gian thứ hai và làm việc hơn 70 giờ mỗi tuần để kiếm sống. Thống kê tháng 6/2022 cho thấy 426.000 người Mỹ có hai công việc toàn thời gian, tăng đáng kể so với mức 308.000 vào tháng 2/2020.
Nước Mỹ sục sôi khi Tòa án Tối cao quyết định chấm dứt quyền phá thai của phụ nữ. Nhưng theo giới quan sát, hệ lụy kinh tế của quyết định này cũng sẽ ngoài sức tưởng tượng.
Năm 2021 chứng kiến làn sóng 'đại nghỉ việc' (Great Resignation) tại Mỹ với số lao động nghỉ việc liên tiếp lập kỷ lục trong những tháng cuối năm, nâng tổng số người thôi việc ước tính trong năm lên 38 triệu. Sự thay đổi này không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế mà phản ánh một xu hướng rộng hơn đánh giá lại chất lượng và mục đích lao động.
Làm việc trực tuyến trong đại dịch khiến người lao động mất sự gắn kết với công ty và dễ nhảy việc khi không còn động lực, theo New York Times.
Ở châu Âu, tỷ lệ thất nghiệp bắt đầu giảm, khi tại London (Anh) và Berlin (Đức), các quán bar và nhà hàng đang vất vả tìm nhân viên cho các vị trí trống.
Không ít nhân viên phục vụ phải đối mặt với nạn quấy rối, yêu cầu vô lý từ khách hàng để nhận được tiền boa nhiều hơn trong mùa dịch.