Bất đồng trong nhiều thập kỷ qua giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ có thể được thu hẹp sau quyết định đến thăm Athens của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan vào ngày 7/12 và sẽ ký một loạt thỏa thuận trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, những vấn đề gây ra bất đồng lớn chưa thể giải quyết giữa hai nước trong thời gian qua sẽ không được đưa vào chương trình nghị sự.
Ngày này năm xưa, 10 nữ thanh niên xung phong hy sinh ở Ngã ba Đồng Lộc; Bác Hồ dạy: 'Tệ tham ô như cái ung nhọt còn sót lại trên thân thể của người khổng lồ'.
Các quan chức chính phủ Hy Lạp bày tỏ quan ngại và đang chuẩn bị cho khả năng leo thang căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ trước thềm các cuộc bầu cử quan trọng ở cả hai nước, cũng như ở CH Síp.
Khi tranh chấp đang diễn ra ngày càng gia tăng trên biển Aegean - một vùng biển ở phía Đông Bắc Địa Trung Hải giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ đã cảnh báo Hy Lạp phải lùi lại và ngừng quân sự hóa các đảo ở vùng biển này; nếu không, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sử dụng mọi biện pháp có sẵn để bảo vệ quyền của mình. Đây được xem là sự leo thang căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước.
Ankara đe dọa sẽ 'làm bất cứ điều gì cần thiết' trừ khi Athens đảo ngược việc quân sự hóa các đảo tranh chấp ở ngoài khơi bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ.
Truyền thông nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ đã công bố đoạn video do thiết bị bay không người lái ghi lại, cho thấy các phương tiện quân sự của Hy Lạp được triển khai tới các đảo Lesbos và Samos.
Với những cáo buộc nhằm vào nhau và những cuộc tập trận hải quân đang nóng lên ở Biển Aegean, NATO đã phải kêu gọi hai đồng minh giảm căng thẳng gần đây.
Chuyến thăm Mỹ thành công của Thủ tướng Hy Lạp khiến Thổ Nhĩ Kỳ lo lắng.
Với việc bật đèn xanh cho chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ vào miền Bắc Syria, Mỹ lần thứ 8 phản bội người Kurd.
Là nhóm sắc tộc lớn thứ tư ở Trung Đông với khoảng 25-40 triệu người sống chủ yếu tại bốn nước Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Iraq và Syria, song người Kurd thường nói rằng họ chỉ có những dãy núi làm bạn. Trong giấc mơ lập quốc luôn đau đáu, người Kurd bị kẹt giữa toan tính lợi ích của các quốc gia và nhiều lần bị đồng minh quay lưng.
Nhìn lại lịch sử thì việc Tổng thống Mỹ Donald Trump rút quân khỏi miền Bắc Syria, bỏ mặc người Kurd chống đỡ cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ, không phải là lần đầu tiên Mỹ phản bội dân tộc không có tổ quốc này.
Ngày 5-9-2019, Bình Phước online đăng bài viết: 'Không nên cổ súy cho trào lưu sai trái', đã khẳng định tính đúng đắn của đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường và quan điểm về 'đối tượng - đối tác' của Đảng ta. Bài viết đã vạch trần luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động và lên án tư tưởng lệch lạc, sai trái của một bộ phận nhân dân nhẹ dạ, cả tin mà cổ súy cho trào lưu muốn Việt Nam dựa vào nước này, liên minh với quốc gia này để chống lại quốc gia khác, nhằm giữ chủ quyền đất nước mình. Sự kiện Mỹ bỏ mặc đồng minh - người Kurd - hồi tháng 10-2019 một lần nữa đã minh chứng cho điều đó.