Dự báo hàng hóa nông sản, đặc biệt là nhóm hàng rau quả, lúa gạo tiếp tục khởi sắc trong năm 2024. Song để mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 - 55 tỷ USD đòi hỏi ngành nông nghiệp linh hoạt thực hiện các giải pháp ứng phó với chính sách của đối tác nhập khẩu, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng mới.
Việt Nam hiện đang tham gia 19 hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương; trong đó có 16 hiệp định đã ký kết chính thức và 3 hiệp định đang tiến hành đàm phán. Đây là thuận lợi lớn cho ngành nông nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên điều này cũng đặt ra thách thức trong tuân thủ cam kết bắt buộc áp dụng cùng các quy định về biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) khi xuất khẩu hàng hóa.
8 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu cà phê Robusta sang thị trường Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng lên đến 2 con số so với cùng kỳ năm ngoái.
Chính phủ Hàn Quốc thông báo sẽ triển khai đợt rà soát đặc biệt lần thứ 2 về việc ghi xuất xứ hàng thủy sản nhập khẩu trong vòng 100 ngày, bắt đầu từ ngày 28/8.
Đại diện Bộ Công Thương khẳng định, sự việc kênh NHK news đưa tin sản phẩm sữa đậu nành Việt Nam bị nhiễm khuẩn coliform được yêu cầu tiêu hủy, Bộ Công Thương đã nắm được sự việc.
Trong thời gian vừa qua, các mặt hàng nông thủy sản của Việt Nam đã dần thâm nhập được vào các chuỗi bán lẻ lớn của Nhật Bản. Đây là bước tiến quan trọng đối với hàng xuất khẩu Việt Nam để mở rộng thị trường tại đây.
Kể từ khi Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, thương mại hai nước đã đạt được những kết quả hết sức tích cực và giữ tốc độ tăng trưởng đều đặn trong giai đoạn vừa qua. Đặc biệt, dù ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng quan hệ hai nước vẫn phát triển mạnh.
Cảnh sát Hàn Quốc ngày 17/8 cho biết đang điều tra về cáo buộc một chi nhánh tại thủ đô Seoul của McDonald Hàn Quốc sử dụng thực phẩm hết hạn sử dụng.
Nằm trong Top 5 thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, thị trường Nhật Bản luôn là mục tiêu khai thác xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp (DN) Việt. Trong đó, nhóm hàng nông sản, thực phẩm đang có nhiều lợi thế khi được người tiêu dùng Nhật ưa thích, số lượng nhập khẩu tăng qua từng năm. Đưa hàng Việt tăng xuất khẩu vào thị trường Nhật đang là mục tiêu của nhiều DN xuất khẩu Việt Nam.
Khi đưa hàng hóa vào thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần tuyệt đối chú ý đến những quy định của nước sở tại, tuân thủ nghiêm ngặt Luật vệ sinh thực phẩm đối với mặt hàng bao bì, đồ đựng thực phẩm; hay Luật dược phẩm đối với mặt hàng xà phòng, mỹ phẩm...