Nữ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trở thành phó giáo sư trẻ nhất ngành Tâm lý học

Tân phó giáo sư Vũ Thu Trang (sinh năm 1990, quê quán Vĩnh Bảo, Hải Phòng), trường Đại học Sư phạm Hà Nội chuyên ngành Tâm lý học vừa được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn năm 2024.

Bạt Quận công Dương Trí Trạch với việc dựng bia ở Quốc Tử Giám

Cùng với các vị danh nhân tiêu biểu khác, Bạt Quận công Dương Trí Trạch đã góp phần rất lớn trong việc tạo dựng, vun đắp nên bản sắc văn hóa đặc sắc của mảnh đất Hà Tĩnh.

Nhà nghiên cứu Vĩnh Cao (1946-2024) từ trần

Nhà nghiên cứu Vĩnh Cao (Nguyễn Phước Vĩnh Cao), pháp danh Nguyên Hải, nhà Hán học, chuyên gia nghiên cứu văn hóa Huế, là Phật tử tín kính Tam bảo; do niên cao, ông đã từ trần tại tư gia ở cố đô Huế, hưởng thọ 79 tuổi.

Phó Giám đốc Nhà xuất bản Khoa học Xã hội đề nghị thu hồi 2 cuốn sách về lịch sử

Ngày 2/10, ông Phan Tân, Phó Giám đốc kiêm Phó Tổng Biên tập NXB Khoa học xã hội ký văn bản đề nghị thu hồi cuốn sách 'Việt Nam lịch sử không biên giới' và xem xét lại cuốn sách 'Phan Huy Lê di cảo nhận thức lịch sử Việt Nam', do NXB Khoa học xã hội cấp phép xuất bản.

Một số từ ghép thường bị nhận lầm là từ láy

Trong tiếng Việt, rất nhiều từ ghép đẳng lập bị nhận lầm là từ láy. Sau đây là một số trường hợp mà nhóm biên soạn Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên - NXB Khoa học Xã hội - 2011) đã thu thập và giải nghĩa (phần sau gạch đầu dòng để trong ngoặc kép là nguyên văn của từ điển; phần xuống dòng là trao đổi của chúng tôi).

'Bí sử Mông Cổ': Tượng đài của văn học cổ xưa

'Bí sử Mông Cổ' được nghiên cứu kỹ lưỡng, dịch và phổ biến bằng hơn 30 thứ tiếng trên thế giới. Đáng nói, bản dịch tiếng Việt tham khảo và sử dụng mọi thành tựu nghiên cứu mới nhất.

'Khẩu vị' tiếng lóng

Có một số từ tiếng Việt xuất hiện và phổ biến trong giao tiếp, thoạt nghe không mấy ai rõ nghĩa, bởi nó là tiếng lóng, chỉ sử dụng trong một nhóm người, chỉ họ hiểu với nhau.

Lấp khoảng trống phê bình văn học thiếu nhi

Những ấn phẩm được xuất bản thời gian qua, dẫu chưa nhiều nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt trong lĩnh vực phê bình văn học thiếu nhi. Đặt trong bối cảnh đầy sôi động từ sáng tác và xuất bản, có thể xem đây như một nỗ lực để lấp dần khoảng trống đến từ những người trong cuộc.

Đắm mình trong tri thức về cội nguồn văn hóa truyền thống Việt Nam

Với hơn 400 trang sách 'Hội hè lễ Tết của người Việt', độc giả như được 'ôn cố tri tân', sống lại kí ức lịch sử, văn hóa dân tộc với những tri thức về lễ - tết - hội, tín ngưỡng, tâm thức tôn giáo của người Việt cùng các thành tố văn hóa dân gian khác...

Tìm hiểu về lịch sử chữ quốc ngữ

Ngày 28-7, tại Đường sách TPHCM, Công ty sách Omega Plus phối hợp NXB Kim Đồng tổ chức chương trình giao lưu ra mắt sách 'Lịch sử chữ quốc ngữ (1615 - 1919)'. Đây là công trình tiếp theo của TS Phạm Thị Kiều Ly được xuất bản, thuộc tủ sách 'Hiểu Việt Nam qua các tư liệu Pháp ngữ' của Omega Plus.

'Một sao' là không có ngôi sao nào

Tục ngữ Việt Nam dự đoán thời tiết có một câu rất lạ 'Một ngôi sao, một ao nước '.

Cuốn sách tôi chọn: Phan Huy Lê di cảo - Nhận thức lịch sử Việt Nam

Cố GS. Nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê vẫn luôn được nhiều thế hệ các nhà văn hóa, lịch sử Việt Nam tôn trọng như một nhân cách lớn và sự nghiệp lớn, được xem như biểu tượng của giới sử học Việt Nam thời hiện đại. Sinh thời, những đóng góp của ông không đơn thuần là ở những công trình chuyên khảo, tham luận hội thảo hay các đề án, chương trình trọng điểm có ý nghĩa to lớn; mà còn có cả những nỗ lực đánh giá lại nhiều vấn đề gây tranh cãi dai dẳng trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam.

Nhân học văn hóa ở Việt Nam: Diễn trình và nghiên cứu

LTS: 'Nhân học văn hóa ở Việt Nam: Diễn trình và nghiên cứu' là cuốn sách mới do Viện Nhân học Văn hóa & Nxb Khoa học xã hội thực hiện. Đây là một công trình đưa ra cái nhìn từ tổng thể đến bộ phận các vấn đề của nhân học văn hóa ở Việt Nam. Nhân dịp cuốn sách vừa ra mắt, Người Đô Thị online đăng tải bài viết giới thiệu của PGS-TS. Đỗ Lai Thúy, Viện trưởng Viện Nhân học Văn hóa, cũng là người đồng chủ biên cuốn sách, về công trình đặc biệt này.

Làm sách phải biết tính chất của sách!

Chưa bao giờ, việc xuất bản một cuốn sách lại thuận lợi như thời điểm hiện tại. Tất cả các công đoạn từ nộp bản thảo, xin giấy phép, chế bản đến biên tập, in ấn, phát hành... đều được giản tiện, rút ngắn thời gian một cách tối đa. Ấy thế nhưng, sách cũng như cuộc sống, thật muôn hình nghìn vẻ. Có sách dịch, sách cho thiếu nhi, sách văn học nghệ thuật; có sách khảo cứu, sách ảnh, sách lý luận phê bình; có sách hồi ký, chuyên khảo, di cảo... Điều này đòi hỏi người làm sách phải biết tính chất của sách, bởi nếu không, nặng thì ngoài chuyện có lỗi với độc giả, có thể còn mang tiếng 'treo đầu dê, bán thịt chó'; nhẹ thì để lại những điều đáng tiếc!

Ra mắt sách và triển lãm ảnh, công trình nghiên cứu của GS. Phan Huy Lê

Sáng 23.2, tại Hà Nội đã ra mắt sách 'Phan Huy Lê di cảo: Nhận thức lịch sử Việt Nam' và trưng bày các hình ảnh về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến của GS. NGND Phan Huy Lê.

Lan tỏa tình yêu lịch sử, văn học qua triển lãm 'Họa - Thơ đi sứ'

Triển lãm 'Họa - Thơ đi sứ' đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam với mong muốn lan tỏa tình yêu lịch sử, văn học của tác giả trẻ Phạm Nam Phương.

Lựa chọn Trương Đăng Dung

Hơn 40 năm lao động sáng tạo, PGS.TS Trương Đăng Dung có một sự nghiệp văn học phong phú, bề thế, với các tác phẩm lý luận, dịch thuật và thơ ca.

Từ 'Tế' trong 'Tử tế', 'tinh tế', đến 'Tể' trong 'thái tể'

'Tử tế' và 'tinh tế' là hai từ Việt gốc Hán, được Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên – NXB Khoa học Xã hội - 2011) thu thập và giải nghĩa. Xét nghĩa gốc Hán [lịch đại], thì đây đều là những từ ghép đẳng lập.

Từ 'Tế' trong 'Tử tế', 'tinh tế', đến 'Tể' trong 'thái tể'

'Tử tế' và 'tinh tế' là hai từ Việt gốc Hán, được Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên – NXB Khoa học Xã hội - 2011) thu thập và giải nghĩa. Xét nghĩa gốc Hán [lịch đại], thì đây đều là những từ ghép đẳng lập.

Nâng cao chất lượng liên kết xuất bản

Hoạt động liên kết đã giúp cho ngành xuất bản phát triển mạnh trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, mô hình này đến nay cũng đã bộc lộ bất cập, hạn chế, xuất hiện nhiều đầu sách kém chất lượng, bị xã hội phê phán… cần khắc phục.

Hướng tới sự công bằng trong liên kết xuất bản

Gần 20 năm được luật hóa ở Việt Nam, liên kết xuất bản đã thúc đẩy sự phát triển của ngành Xuất bản, tuy nhiên cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Thực tế cho thấy một nghịch lý là các công ty sách ngày càng lớn mạnh, trong khi các nhà xuất bản (NXB) sống chủ yếu vào việc bán giấy phép.

Chiếc khăn sbay của người phụ nữ Khmer

Trang phục truyền thống của người phụ nữ Khmer khá cầu kỳ và rực rỡ, có sự kết hợp hài hòa giữa áo tầm-vông (hay còn gọi là áo cổ vòng), vận sà rông, đặc biệt không thể thiếu chiếc khăn sbay.

Thêm những khám phá thú vị về sen

Dù sen là loài hoa rất đỗi thân thuộc với mỗi người Việt nhưng vẫn còn không ít bí ẩn cần được tiếp tục khám phá.

'Năng thay' hay 'năng may'?

Lâu nay, trong dân gian và sách vở thường lưu truyền câu tục ngữ Áo năng may năng mới, người năng tới năng thân. Tuy nhiên, xét nghĩa đen, thì vế đầu 'Áo năng may năng mới' của câu tục ngữ có vấn đề gì về văn bản.

'Người Việt nói tiếng Việt'- Cẩm nang mở rộng của thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt

Nhà báo Nguyễn Quang Thọ vừa cho ra mắt cuốn sách 'Người Việt nói tiếng Việt' với mong muốn mang đến cho độc giả một cách tiếp cận mới với những vấn đề còn đang vướng mắc, cung cấp ngữ liệu cho nhiều thành ngữ, tục ngữ bị bỏ sót, trao đổi về những lời giải nghĩa chưa chuẩn và lưu ý vài sai sót kỹ thuật khá nghiêm trọng trong từ điển…

Mở cánh cửa ẩn mật về lịch sử ma thuật và bùa chú Việt

Ma thuật và bùa chú – cánh cửa ẩn mật, chiều kích tối trong đời sống tâm linh con người, luôn khuấy gợi sự tò mò lẫn hoài nghi, e sợ của mỗi chúng ta. 'Ma thuật, bùa chú và tục Việt vu kê bốc trong tín ngưỡng dân gian của người Việt' (Omega+ và Nxb Khoa học xã hội, 2023), chuyên khảo mới nhất của GS. Kiều Thu Hoạch, dành riêng để nghiên cứu đề tài đặc biệt về khía cạnh siêu linh này.

Nghĩa của 'khỏa' trong từ 'khuây khỏa'

Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên - NXB Khoa học Xã hội, 2011) thu thập và giải nghĩa: 'khuây khỏa. đgt. Nguôi dịu đi phần nào những nhớ thương, buồn thảm; khuây nói khái quát. Đi chơi cho khuây khỏa vì sau những cuộc thay đổi trong gia đình bà cụ hay cả nghĩ.' (VN, 1-61)'.

Ai cũng nói 'Ăn vóc học hay' nhưng đố bạn 'ăn vóc' là ăn cái gì?

Liệu đây là một loại thức ăn hay có ý nghĩa sâu xa nào khác?

Câu đố tiếng Việt: Tại sao gọi người vợ hung dữ là 'Sư tử Hà Đông'?

Nhiều người liên tưởng câu nói này với làng lụa Hà Đông ở nước ta. Nhưng có đúng như vậy không?

Cung cấp tri thức nền tảng đến với bạn đọc

Các tri thức nền tảng vốn đóng vai trò rường cột cho sự phát triển của bất cứ quốc gia nào chưa hiện diện rõ nét trong xuất bản ở Việt Nam.

Lễ hội Tri thức nền tảng: Đưa sách hàn lâm tới gần độc giả

Với mong muốn thúc đẩy phát triển văn hóa đọc, Lễ hội Tri thức nền tảng đã được tổ chức, thu hút rất nhiều sự quan tâm của những người yêu sách.

Du ký các vùng biển đảo Việt Nam

Quyển sách Du ký các vùng biển đảo Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX là đề tài nghiên cứu cấp bộ của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, do PGS-TS Nguyễn Hữu Sơn chủ biên vừa được NXB Khoa học xã hội phát hành.

Người thầy đầu tiên của giới doanh nhân Việt Nam

Ngày 20-11, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn giới thiệu tác phẩm Lương Văn Can trong lịch sử dân tộc và lịch sử doanh nhân Việt Nam của TS Lý Tùng Hiếu, do NXB Khoa học Xã hội phát hành.