Khẩn trương hoàn thành việc đăng ký cho tàu cá 3 'không'; tuyên truyền, tập trung xử lý các vi phạm,.. là những biện pháp mà Hà Tĩnh đang thực hiện góp phần phòng chống khai thác IUU.
Thời điểm giao mùa, công tác phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi đang được ngành chuyên môn, người chăn nuôi trên địa bàn Hà Tĩnh quan tâm.
Bà con nông dân các địa phương tại Hà Tĩnh đang tranh thủ thời gian, đẩy nhanh tiến độ làm đất, gieo cấy lúa hè thu, phấn đấu kết thúc sớm thời vụ sản xuất trước ngày 10/6.
Hà Tĩnh bước vào vụ hè thu 2024 không quá áp lực về thời vụ; cơ cấu giống lúa ngắn ngày là ưu thế để bà con nông dân yên tâm sản xuất, né tránh thiên tai.
Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay đi ngang ở cả ba miền. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 56.000 - 61.000 đồng/kg, không đổi so với hôm trước. Thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh được xuất khẩu mạnh vào nhiều thị trường.
Để việc tái đàn sau tết thuận lợi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Tĩnh khuyến cáo các cơ sở, hộ chăn nuôi kiểm soát tốt nguồn giống, chú trọng công tác phòng, chống dịch bệnh.
Thành công từ việc nuôi ếch Thái Lan đã góp phần đa dạng hóa các loại vật nuôi tại huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), giúp bà con ổn định cuộc sống và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ hè thu năm 2022 với quyết tâm xuống giống 7.600 ha lúa trước ngày 10/6.
Sau khi cơ bản hoàn thành thu hoạch lúa vụ xuân, bà con nông dân tại các địa phương trong tỉnh Hà Tĩnh đang nhanh chóng tiến hành gieo cấy vụ hè thu 2022.
Hơn 27ha rừng phòng hộ, nằm cách trung tâm thành phố Hà Tĩnh chỉ khoảng 10km, bị một doanh nghiệp san ủi, ồ ạt đưa máy móc vào thi công, xây dựng công trình trái phép. Sự việc xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật trong thời gian dài nhưng các cơ quan quản lý, bảo vệ rừng vẫn loay hoay trong việc xử lý.
Huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc, phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân bám sát địa bàn; kiên quyết dập tắt dịch ở diện hẹp... là những phần việc huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang triển khai để khống chế dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
Sau Lộc Hà, huyện Thạch Hà là địa phương tiếp theo của Hà Tĩnh xảy ra dịch bệnh viêm da nổi cục trên một số con bò ở 2 xã Đỉnh Bàn và Thạch Hải.
Trận lũ lịch sử vừa qua đã cuốn trôi lượng lớn thức ăn khô và làm nhiều ha ngô, khoai, sắn hư hỏng. Đàn gia súc của nhiều địa phương ở Hà Tĩnh đang đứng trước nguy cơ thiếu đói.
Thời điểm hiện tại, người nuôi tôm tại Hà Tĩnh đang khẩn trương xử lý môi trường, cải tạo ao hồ sau trận lũ lịch sử để sớm khôi phục sản xuất, chuẩn bị thả giống vụ đông.
Dù thiệt hại do lũ lụt và dịch bệnh, song với sự nỗ lực của người chăn nuôi và chính sách hỗ trợ của Nhà nước, Hà Tĩnh sẽ đảm bảo nguồn cung thịt lợn dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Các địa phương và người chăn nuôi lợn ở Hà Tĩnh đang thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).
Sau khi xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) mới tại huyện Can Lộc, các địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn, khống chế dịch.
Thời tiết không thuận lợi, khâu tiêu thụ bế tắc khiến cho 265 hộ trồng bí xanh ở xã Tượng Sơn (Thạch Hà, Hà Tinh) đứng trước tình thế khó khăn.
Sau gần 8 tháng xuất hiện, đến thời điểm này, dịch tả lợn châu Phi ở Hà Tĩnh đã có dấu hiệu 'hạ nhiệt'. Tuy nhiên, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi chưa vội 'mạo hiểm' tái đàn bởi dịch bệnh vẫn đang khó lường.
Gần tháng nay, dưới cái nắng nóng gay gắt, nền nhiệt có lúc chạm ngưỡng 40 - 42 độ C, các lực lượng trực chốt kiểm dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn bám trụ 'đội' nắng', trắng đêm để kiểm soát chặt chẽ nhằm ngăn chặn dịch bùng phát trên diện rộng.