Theo anh vượt sóng về nhà - Kỳ 2: Giữa trùng khơi vẫn sống xanh ngời

Đoàn công tác của Bộ tư lệnh Hải quân vùng 2 đi thăm và chúc Tết năm 2020 với cán bộ và chiến sĩ nhà giàn DK1 đã đi qua 9 nhà giàn, với vô số phương án mà chúng tôi vẫn gọi vui là 'diễn tập' để lên giàn nhưng đều chưa thể thực hiện được. Chỉ bởi vì trước mọi phương án, thì an toàn cho con người vẫn được ưu tiên hơn cả. Sóng vẫn dữ dội như vậy, ngày áp Tết đã cận kề, quà đã chuyển đủ cho các nhà và hai tàu trực: Trường Sa 06 và 924. Sao chúng tôi vẫn ngóng chờ, vẫn đợi mong… vào nhà giàn thứ 10.

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Đó là một hành trình dài ngày ăn và ngủ theo những con sóng. Đó là những lúc tay cầm bát cơm, tay bám thành tàu. Đó là khoảnh khắc nhìn ánh hoàng hôn trong cái nghiêng tới 40 độ, nhìn mặt trời 'chao liệng' phía chân trời. Đó là những đêm nghe tiếng va đập loảng xoảng của bát đũa vì tàu rung lắc, nửa mê nửa tỉnh, bám chặt thành giường để khi sóng đánh mạn tàu không lăn khỏi giường.

Bài 2: Tâm sự của ba thế hệ chỉ huy trưởng nhà giàn

Mỗi năm, 15 nhà giàn DK1 ở các bãi cạn Tư Chính, Ba Kè, Phúc Tần, Phúc Nguyên, Huyền Trân, Quế Đường… cùng nhau tổng kết để bình chọn một chỉ huy trưởng xuất sắc nhất. Họ chính là người đầu tiên chịu mọi sóng gió, vất vả để nêu gương, dẫn dắt tập thể cán bộ, chiến sĩ trong những ngôi nhà giàn cùng đoàn kết, vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Chúng tôi đã gặp được ba người ở các thế hệ khác nhau từng nhận được sự tôn vinh ấy.

Nhà giàn DK1 - cột mốc chủ quyền giữa biển khơi

Nhà giàn DK1 được xem là cột mốc chủ quyền giữa biển khơi, là tầm nhìn chiến lược quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Nhà giàn DK1 tồn tại, hiên ngang giữa biển Đông như một bằng chứng lịch sử về ý chí kiên cường bám trụ, quyết tâm giữ biển và sự thầm lặng cống hiến, hy sinh quên mình của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ hải quân.

Quảng Bình: Quê nhà đưa tiễn Thiếu tá Hải quân qua đời ở nhà giàn DK1

Ngày 8.9, Cấp ủy, chính quyền địa phương, Mặt trận xã Võ Ninh (Quảng Ninh, Quảng Bình) cùng đơn vị tiểu đoàn DK1 vùng 2 Hải Quân, đã cử hành trang trọng tang lễ một Thiếu tá Hải quân qua đời ở nhà giàn DK1.

Nơi trái tim đất liền gửi qua đầu ngọn sóng

Hà Nội những ngày này đang có một triển lãm rất đặc biệt, một triển lãm không chỉ có ảnh, mà còn có cả thơ, sách và hơn thế nữa, là tình cảm dạt dào của những người ở đất liền gửi yêu thương trở ra Trường Sa, nơi họ từng đặt chân đến và mãi mãi không bao giờ quên.

Phía sau những người giữ nhà giàn DK1

Phía sau những người lính giữ nhà giàn DK1luôn có những người vợ chấp nhận thiệt thòi để người lính biển chắc tay súng, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Bài 11: Đồng đội chúng tôi còn nằm dưới biển sâu

10 ngày trên biển, được đặt chân lên những hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa, gặp gỡ những người lính Trường Sa, Nhà giàn DK1 tuy không phải thời gian quá dài nhưng trong lòng chúng tôi - 20 thành viên của đoàn công tác tỉnh Long An mãi mãi là những kỷ niệm đẹp nhất của đời người để mỗi khi nhắc lại vẫn trào dâng một niềm cảm xúc thiêng liêng. Từ đây, trong trái tim của chúng tôi sẽ có hương vị mặn mòi của biển cả, của Trường Sa!

Thiết lập trật tự pháp lý trên biển căn cứ vào Công ước Luật Biển

Việc Việt Nam tích cực tham gia và thực thi Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) thể hiện thiện chí, sự coi trọng và kỳ vọng của Việt Nam vào trật tự pháp lý công bằng về biển.

Giàn DK1 cắm mốc chủ quyền biển đảo Việt Nam

Với ý chí bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, các cán bộ, công nhân viên Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro không bao giờ quên những ngày xây dựng các công trình nhà giàn DK1 đầu tiên trên bãi ngầm Tư Chính thuộc khu vực thềm lục địa Việt Nam.

Không khuất phục, giữ chủ quyền!

'Chúng ta nhất quyết không khuất phục trước cường quyền nào cả, đó là niềm tin để đấu tranh và đạt được thắng lợi' - Phó Đô đốc Mai Xuân Vĩnh.

Nhật phản đối hành động gây căng thẳng ở Biển Đông

Nhật Bản theo dõi tình trạng và chống lại gia tăng căng thẳng ở Biển Đông

Hiên ngang nhà giàn DK1 - cột mốc chủ quyền trên vùng biển phía Nam Biển Đông

Trong hải trình ra thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1, các đoàn công tác khi ra đến thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc đều dừng lại tổ chức lễ tưởng niệm, gửi vòng hoa đến các chiến sĩ nhà giàn đã hy sinh trong quá trình làm nhiệm vụ nơi đầu sóng ngọn gió. Sau đó sẽ thăm và động viên các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên nhà giàn.

Hiên ngang nhà giàn DK1 - cột mốc chủ quyền trên vùng biển phía Nam Biển Đông

Trong hải trình ra thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1, các đoàn công tác khi ra đến thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc đều dừng lại tổ chức lễ tưởng niệm, gửi vòng hoa đến các chiến sĩ nhà giàn đã hy sinh trong quá trình làm nhiệm vụ nơi đầu sóng ngọn gió. Sau đó sẽ thăm và động viên các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên nhà giàn.

Nhà giàn DK1 - vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc

Trong hải trình tới quần đảo Trường Sa, con tàu KN490 rẽ sóng, thẳng hướng thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, nơi có hệ thống các nhà giàn DK1... Và chúng tôi vinh dự được lên thăm nhà giàn DK1/12 thuộc khu vực biển Tư Chính.

Lịch sử oai hùng của nhà giàn DK1

Ngày 5-7-1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ra Chỉ thị số 180/CT chính thức công bố việc xây dựng Cụm kinh tế - khoa học - dịch vụ tại khu vực bãi đá ngầm trên thềm lục địa phía Nam (gọi tắt là DK1), thuộc Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo. Từ đó, 5-7 được xem là ngày truyền thống bộ đội nhà giàn. 30 năm đã đi qua (5-7-1989 - 5-7-2019), những nhà giàn DK1 vững vàng giữa ngàn khơi trên thềm lục địa Tổ quốc đã chứng minh sức kiên cường bám trụ của cán bộ, chiến sĩ hải quân quyết tâm giữ vững vùng biển của Tổ quốc, đồng thời khẳng định chủ quyền 'bất khả xâm phạm'.

Nhà giàn DK1 - cột mốc chủ quyền trên vùng biển phía nam

30 năm trước, những con tàu đơn sơ vượt sóng vượt gió tìm 'đất' xây nhà giàn trên biển nhằm bảo vệ khu vực bãi ngầm trong thềm lục địa phía nam. Để rồi từ đó đến nay, những nhà giàn cắm chân giữa trùng khơi, như một cột mốc vững chắc canh giữ thềm lục địa phía nam của Tổ quốc.