Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ma Thị Thúy: Cần có chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới

Ngày 6-9, tại chương trình giám sát của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội với các bộ ngành về việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, giai đoạn 2016-2023, đồng chí Ma Thị Thúy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh đã tham gia nhiều ý kiến nhằm xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số.

'Sống lại' trang phục người Phù Lá

Tại tỉnh Yên Bái, cộng đồng dân tộc Phù Lá (người Xa Phó) sinh sống tại xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên. Một thời gian dài, trang phục người Phù Lá đứng trước nguy cơ mai một, nhưng những năm gần đây, nhờ vào sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, của ngành Văn hóa, sự nỗ lực của người dân đã giúp người Phù Lá gìn giữ được nét đẹp trong trang phục truyền thống.

Tập trung nguồn lực để nâng cao đời sống đồng bào Lô Lô tại Cao Bằng

Hiện có khoảng 2.300 người Lô Lô sinh sống tại các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc của tỉnh Cao Bằng. Những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã có nhiều giải pháp hỗ trợ tích cực về cơ sở hạ tầng cũng như cải thiện sinh kế nâng cao chất lượng đời sống đồng bào Lô Lô trên địa bàn.

Cuộc sống mới của đồng bào dân tộc Phù Lá ở Hà Giang

Nằm cách trung tâm huyện Xín Mần (Hà Giang) gần 40 km, nhưng trước đây, đời sống của đồng bào dân tộc Phù Lá thôn Chúng Chải, xã Nàn Xỉn còn gặp rất nhiều khó khăn. Quyết định 2086/QĐ-TTg và một số nguồn hỗ trợ khác đã cuộc sống người dân nơi đây có nhiều thay đổi. Giờ đây, con đường từ thôn đi đến trung tâm xã đã được làm mới, rộng rãi, to đẹp hơn, đời sống về vật chất và tinh thần của người dân Phù Lá thôn Chúng Chải được cải thiện rất nhiều, đời sống ổn định, kinh tế - xã hội phát triển, những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình được lưu giữ.

Bài 1: Tính ổn định, khả thi chưa cao

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục có nhiều quyết sách lớn về công tác dân tộc. Dù vậy, qua làm việc với một số bộ, ngành về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác dân tộc giai đoạn 2016 - 2021, Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc đã chỉ ra nhiều tồn tại, như: tiến độ ban hành một số văn bản quy định chi tiết còn chậm, một số nội dung còn chồng chéo, thậm chí là 'bê nguyên xi luật vào nghị định'… khiến hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách dân tộc chưa được như kỳ vọng. Đây là lần đầu tiên Hội đồng Dân tộc tiến hành giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác dân tộc nhằm đánh giá toàn diện, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân, từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật, đưa chính sách dân tộc đi vào cuộc sống nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Tạo 'sức bật' cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Giang có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 87%. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở tập trung thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách đối với đồng bào DTTS, giải quyết được cơ bản những khó khăn về đời sống, sản xuất, đặc biệt giảm hộ nghèo nhanh và bền vững. Qua đó, góp phần ổn định chính trị, giữ vững QP - AN; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Người Pà Thẻn ơn Đảng

Tuyên Quang hiện có 196 hộ dân là dân tộc Pà Thẻn sinh sống tập trung tại các xã đặc biệt khó khăn như: Hồng Quang (Lâm Bình), Linh Phú (Chiêm Hóa), Kiến Thiết và Trung Sơn (Yên Sơn)… Những năm qua, tỉnh đã triển khai hiệu quả Quyết định 2086/QĐ-TTg ngày 31-10- 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 - 2025. Nhờ đó, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào Pà Thẻn trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đổi thay.

Khánh thành công trình bảo tồn kiến trúc, văn hóa dân tộc Phù Lá

Sáng 26/10, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với UBND thành phố Lào Cai tổ chức Lễ khánh thành công trình: Dự án xây dựng điểm thôn bản tiêu biểu bảo tồn kiến trúc, văn hóa truyền thống dân tộc Phù Lá (Xá Phó) thực hiện theo Quyết định 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, tại thôn An Thành, xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai.

Bàn giao 2 tuyến đường thuộc địa bàn có dân tộc Pà Thẻn định cư

Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với các đơn vị chuyên môn vừa bàn giao, đưa vào sử dụng 2 tuyến đường từ UBND xã Hồng Quang đi thôn Thượng Minh (Lâm Bình); từ ngã ba Pác Hóp đi thôn Nà Luông, xã Linh Phú (Chiêm Hóa). Mỗi tuyến đường có chiều dài 2,3km; bề rộng đường 6,5km, mặt đường rộng 3,5m; tổng mức đầu tư gần 13 tỷ đồng.

Tạo sinh kế giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người ở Quang Bình

Thực hiện Quyết định 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đề án hỗ trợ phát triển KT - XH các dân tộc thiểu số (DTTS) rất ít người giai đoạn 2016 - 2025; cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, DTTS rất ít người, gồm: Pà Thẻn, Phù Lá của huyện Quang Bình đã được hỗ trợ các dự án phát triển chăn nuôi. Đến nay, các dự án đã và đang phát huy hiệu quả, tạo sinh kế thoát nghèo cho bà con.

Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu | Chính trị TRUYỀN HÌNH INTERNET Lai Châu qua ảnh

Trong nhận thức của dân tộc Si La (huyện Mường Tè), Đảng, Bác Hồ đã đem đến những đổi thay mang tính lịch sử đối với đồng bào. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, hôm nay, từ kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, thể chất của đồng bào Si La đã có những bước tiến đáng kể.

Phát huy vai trò tham mưu, thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc

Ngày 3/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh về tổ chức bộ máy của Bộ Nội vụ trong đó có Nha Dân tộc thiểu số, tổ chức tiền thân của Ủy ban Dân tộc ngày nay. Kể từ đó, ngày 3/5 hằng năm trở thành ngày truyền thống của cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc.

Câu chuyện từ một bản nghèo

Bản Nậm Củm, xã Bum Nưa là một trong 5 bản có đồng bào dân tộc Mảng sinh sống tập trung của huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Trước đây, khu vực này dường như cách biệt với thế giới bên ngoài. Các gia đình trong bản hầu như đều có người nghiện ma túy. Những năm gần đây, nhờ sự nỗ lực của các cấp, diện mạo Nậm Củm đã có những thay đổi tích cực nhờ chương trình xây dựng Nông thôn mới, tuy nhiên, sự nghèo đói, lạc hậu vẫn đang đeo bám dai dẳng cuộc sống của người dân nơi đây.

Hiệu quả từ chính sách phù hợp với thực tiễn

Tỉnh Kon Tum hiện có hai dân tộc thiểu số (DTTS) rất ít người là Rơ Măm và Brâu. Những năm qua, nhờ triển khai đồng bộ Quyết định 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) các DTTS rất ít người giai đoạn 2016-2025, đời sống của đồng bào dân tộc Rơ Măm và Brâu từng bước được nâng cao, số hộ nghèo dần giảm xuống, qua đó, góp phần xây dựng thôn, làng ngày càng phát triển.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Gia Long làm việc với Ban Dân tộc tỉnh

Sáng 5.3, đồng chí Hoàng Gia Long, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh có buổi làm việc với Ban Dân tộc tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2020 và quý I.2021. Dự buổi làm việc có lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh.

Giữ gìn bản sắc văn hóa người Ơ Đu

Bây giờ, đến bản của tộc người Ơ Đu - một trong những tộc người ít nhất Việt Nam, không còn phải đi bằng xuồng máy trên sông nữa, cũng chẳng phải tìm họ trong thâm sơn cùng cốc.

Nỗ lực nâng cao đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhờ có sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng và chính sách của Nhà nước cùng với sự nỗ lực, cố gắng vươn lên của người dân, kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có bước phát triển rõ rệt trong thời gian qua.

Các sở, ngành tổng kết công tác năm và triển khai nhiệm vụ năm 2021

*Chiều 25.12, Ban Dân tộc - Tôn giáo tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 và sơ kết 5 năm thực hiện Đề án 'Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, giai đoạn 2015 - 2020'. Tham dự có đồng chí Trần Đức Quý, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và các huyện, thành phố.

'Già làng' trong lòng cộng đồng dân tộc Rơ Măm

Rơ Măm là một cộng đồng dân tộc ít người, sinh sống tập trung tại làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Với người dân nơi đây, ông A Blong (65 tuổi) được xem như một 'già làng trong lòng dân' vì đã giúp cho cộng đồng dân tộc Rơ Măm nhận thức rõ hơn về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Ông A Blong cũng góp công lớn trong việc xóa bỏ những hủ tục, tệ nạn trong cộng đồng và góp phần giữ gìn văn hóa dân tộc, nâng cao phong trào thi đua, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tập trung nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Từ Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ nhất, năm 2010 đến nay, Đảng và Nhà nước tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc.

Phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số rất ít người

Tại tỉnh Kon Tum hiện có hai dân tộc thiểu số rất ít người là Rơ Măm và Brâu. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương trong đó có Quyết định 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đời sống của hai dân tộc thiểu số này từng bước được nâng cao, số hộ nghèo dần giảm xuống, qua đó góp phần xây dựng thôn, làng ngày càng phát triển.

'Đòn bẩy' nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Hoàng Su Phì

Những năm qua, với việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn và hỗ trợ cải thiện sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nên chất lượng đời sống người dân trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì được nâng lên đáng kể. Các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước đã trở thành động lực, 'đòn bẩy' quan trọng giúp các hộ vươn lên.

Đối thoại trực tiếp với người dân xã Thanh Bình

Sáng 31/7, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với người dân xã Thanh Bình, huyện Mường Khương.

Bắt Phó trưởng phòng Chính sách Ban Dân tộc Nghệ An

Công an Nghệ An bắt tại phòng làm việc và khám xét nơi ở của ông Nguyễn Tâm Long.