Agriseco Research nghiêng về kịch bản VN-Index trong ngắn hạn quanh vùng 1.120 - 1.130 điểm nhằm giải tỏa áp lực chốt lời trước khi có cơ hội quay trở lại xu hướng tăng điểm.
Nghiên cứu này đánh giá mức độ ảnh hưởng của nợ xấu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của 09 ngân hàng thương mại cổ phần được niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2012-2022. Sử dụng mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, hệ số rủi ro tín dụng, hiệu quả về chi phí hoạt động, thu nhập ngoài lãi, tỷ lệ tăng trưởng GDP ảnh hưởng lên hiệu quả về chi phí hoạt động tác động ngược chiều với khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại; biến tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, thu nhập ngoài lãi, tỷ lệ tăng trưởng GDP có tác động cùng chiều với khả năng sinh lợi của ngân hàng htương mại cổ phần.
OCB đã trở thành ngân hàng đầu tiên hoàn thành tất cả các yêu cầu tiên tiến của Basel trong chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế. Ông Lê Thanh Quý Ngọc, Giám đốc Khối Quản lý rủi ro OCB chia sẻ kinh nghiệm triển khai với Đặc san Ngân hàng.
Quản lý rủi ro tín dụng là cách thức tốt nhất mà các tổ chức tín dụng cần thực hiện để không bị ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư. Quản lý về rủi ro tín dụng bao gồm tổng thể tất cả các hành động nhằm kiểm soát rủi ro phát sinh trong quá trình vận hành và phát triển quy mô của các ngân hàng thương mại, liên quan đến phòng ngừa và kiểm soát các loại rủi ro. Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam, bài viết này đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác này trong thời gian tới.
Công tác quản trị rủi ro tín dụng của các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam hiện nay được đánh giá khá hiệu quả, nhờ có cơ cấu tổ chức, chính sách quản trị rủi ro tín dụng phù hợp, quá trình nhận diện, đánh giá rủi ro tốt và các biện pháp xử lý linh hoạt. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, việc quản trị rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Bài viết này đánh giá, phân tích thực trạng quản trị rủi ro một số tổ chức tài chính vi mô chính thức tại Việt Nam và đưa ra một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng trong tổ chức tài chính vi mô.
Bài nghiên cứu này làm rõ mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận của các ngân hàng thương mại qua việc sử dụng mẫu gồm 17 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2010 -2019.
ThS. TRẦN CHÍ CHINH (Khoa Ngân hàng - Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh)
Nghiên cứu này hướng đến việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).
ThS. TRẦN CHÍ CHINH (Khoa Ngân hàng - Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh)
Nghiên cứu này xác định tác động của tiếp xúc đa thị trường đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại qua việc sử dụng dữ liệu của 28 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010-2017 và sử dụng chỉ số NPL (Tỷ lệ nợ xấu/Tổng cho vay) và hệ số Z-score (kiểm tra tín dụng đo lường khả năng phá sản) để đo lường rủi ro tín dụng.
ThS. TRẦN CHÍ CHINH (Khoa Ngân hàng - Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh)