Để làm tiền đề, động lực cho quá trình phát triển đô thị, ngày 14/2/2019, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hoằng Hóa đã ban hành Nghị quyết 14-NQ/HU về 'Xây dựng đô thị hóa nông thôn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030' (sau đây gọi tắt là NQ14). Sau 5 năm triển khai thực hiện, NQ14 đã thực sự 'mở đường', tạo sức lan tỏa để nông thôn Hoằng Hóa ngày càng đổi mới.
Chuyển đổi số được xác định gồm 3 trụ cột chính là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, trong đó chính quyền số được xây dựng trên nền tảng chính quyền điện tử.
Với phương châm 'nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin', huyện Hoằng Hóa đã thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân. Qua đối thoại, nhiều kiến nghị, đề xuất của Nhân dân được giải quyết kịp thời, tạo niềm tin trong Nhân dân.
Cuối tháng 4-2022, xã Hoằng Thái (Hoằng Hóa) được Ban Dân vận Tỉnh ủy Thanh Hóa lựa chọn để xây dựng mô hình điểm 'Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ'. Đây là mô hình đầu tiên được triển khai xây dựng trên địa bàn tỉnh. Sau 1 năm triển khai thực hiện, mô hình không chỉ tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, công chức xã về phong cách, tinh thần trách nhiệm phục vụ Nhân dân, mà còn là cách thực hành 'Dân vận khéo' ở cơ sở, gắn với phát huy quyền làm chủ của Nhân dân.
Sau bốn ngày bị cách ly với hình thức khóa cổng, chiều nay (3/9), 278 hộ dân có F2 tại xã Hoằng Thái (huyện Hoằng Hóa) được chính quyền mở khóa cổng.
Luật sư cho rằng, trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay thì không có văn bản nào quy định về việc khóa cửa nhốt người dân là F2 ở trong nhà.
Xã Hoằng Thái, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) tiến hành phong tỏa tạm thời 278 hộ gia đình, với 388 đối tượng F2 bằng cách khóa cổng, giao chìa khóa cho chủ tịch xã và trưởng thôn giữ.