Sứ thần nào của Đại Việt bị hoàng đế nhà Minh sát hại vì 'quá thẳng thắn'?

Do tỏ rõ khí phách hiên ngang, không khuất phục trước ách đô hộ, ông đã bị hoàng đế nhà Minh giết hại.

Chùa Sùng Phúc - Ngôi cổ tự ở huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng

Chùa Sùng Phúc có quả chuông rất to, khoảng năm Vĩnh Tộ (1619 - 1628), chuông rơi xuống đầm cạnh chùa, vì thế đầm ấy gọi là Đầm Chuông. Năm Chính Hòa (1680 - 1705), có người trong xã tìm thấy chiếc chuông ấy ở châu Thái Bình (Trung Quốc) và lấy lại được.

Sứ thần của Đại Việt khiến hoàng đế Trung Hoa phá luật bang giao, bị thủ tiêu gấp vì quá thông minh

Bất chấp luật lệ bang giao, hoàng đế nhà Minh đã phải sai người trừ khử vị sứ thần của Đại Việt ngay lập tức. Nguyên nhân là vì người này quá thông minh và nhanh nhạy.

Giang Văn Minh đối câu gì khiến hoàng đế Sùng Trinh nổi giận?

Quá bẽ bàng vì câu đối của sứ thần nước Nam Giang Văn Minh, hoàng đế Sùng Trinh và bá quan văn võ nhà Minh đã hèn hạ làm một việc mà tự cổ chí kim hiếm có trong thông lệ ngoại giao.

Thượng tướng quân Lê Ngọc Xích trên đất Hoằng Đạt

Vốn dòng dõi nhà Lê, là cháu đời thứ 5 của vua Lê Hiến tông, quê nội ở Vĩnh Lộc nhưng Lê Ngọc Xích lại sinh ra ở trên đất quê ngoại làng Hạ Vũ, nay thuộc xã Hoằng Đạt (Hoằng Hóa). Lớn lên trong giai đoạn chính trị bất ổn với những tranh giành quyền lực, đất nước bị chia cắt và các cuộc chiến tranh xảy ra triền miên, song ông vẫn giữ được sự thanh liêm, trung thực, hết lòng vì sự nghiệp trung hưng nhà Lê.

Điểm đến hấp dẫn du khách

Không chỉ là minh chứng cho những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc được kế thừa qua nhiều thế hệ, Di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn với kiến trúc độc đáo nằm trong không gian văn hóa của làng Việt cổ đã trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách.

Về Kẻ Mía, nghe giai thoại sứ thần Giang Văn Minh

Nếu có dịp chu du về xứ Đoài mây trắng, bạn nhớ ghé thăm di tích Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh ở làng Kẻ Mía, thôn Mông Phụ (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội), để nghe về cuộc đời huyền thoại vị sứ thần thời hậu Lê, nổi tiếng tài trí, trung quân, ái quốc.

Tìm đến mảnh đất có cây nhãn tổ

Cây nhãn tổ có tuổi thọ hơn 300 năm, tọa lạc tại đình - chùa Hiến (đường Phố Hiến, phường Hồng Châu, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) là minh chứng hùng hồn cho nguồn gốc của giống nhãn lồng đặc sản Hưng Yên ngày nay.

Văn bia trùng tu chùa Quỳnh Khâu thời Lê Vĩnh Tộ

Văn bia góp phần làm sáng tỏ quá trình trùng tu tòa thượng điện và công trình khác của chùa. Bên cạnh đó, bài minh ca ngợi vẻ cao lớn của chùa Quỳnh Khâu tọa lạc trên nền phúc địa, linh thiêng kì lạ.

Nhà khoa bảng 'sinh vi tướng, tử vi thần'

Không chỉ là nhà khoa bảng nổi tiếng thời Lê, Tiến sĩ Đặng Phi Hiển còn có công lớn trong việc tiễu trừ giặc phỉ, giữ yên cuộc sống nơi biên thùy.

'Linh mộc' đền Mẫu hơn 400 tuổi tại Hà Nội

Cây đa khổng lồ với hình thù kỳ lạ tại Đền thờ Đức Thánh Mẫu ở Ứng Hòa (Hà Nội) có tuổi thọ hơn 400 năm từ lâu được người dân coi như 'linh mộc' của làng.

'Chảy máu' sắc phong: Cách nào bảo vệ?

Mấy ngày nay, giới yêu mến lịch sử nước nhà ồn ào chuyện sắc phong Việt bị đem ra đấu giá tại Trung Quốc.

Nét độc đáo của gốm Việt nghìn năm

Từ ngày 19/11, những người đam mê văn hóa đã có thêm cơ hội để thưởng thức bộ sưu tập gốm men có giá trị mỹ thuật cao, cũng như tìm hiểu lịch sử phát triển hơn 2.000 năm của gốm Việt trong không gian triển lãm 'Gốm Việt Nam: Một truyền thống riêng biệt - Nhìn từ sưu tập An Biên'.

Thăm đình Kim Liên - một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa

Đình Kim Liên được xây dựng tựa lên một gò đất cao nhất vùng cũng là nơi mở ra ô Kim Hoa, cửa ngõ giao lưu giữa vùng Sơn Nam về với kinh thành.

Nơi chào đời của Quốc công Thái úy Lý Thường Kiệt

Tết đến Xuân về, bạn hãy đến Phúc Xá đẹp và an lành đón gió sông Hồng. Nơi đây có đình chùa cổ Phúc Xá, đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa, tọa lạc trên thế đất đẹp của thôn Bắc Biên (nay là tổ 8, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, TP Hà Nội). Đây là nơi duy nhất của TP Hà Nội còn lưu giữ quả chuông cổ quý giá 'An Xá tự chung', khắc ghi nơi sinh ra Lý Thường Kiệt. Đó thực sự là bảo vật để người dân Phúc Xá tự hào về truyền thống văn hiến nghìn năm của quê hương và năm Kỷ Hợi (2019) đã long trọng kỷ niệm 1.000 năm, năm sinh Quốc công Thái úy Lý Thường Kiệt trên đất An Xá - Cơ Xá - Phúc Xá. Cội nguồn tâm linh Tiên Tổ truyền cho con cháu như dòng sông chở nặng phù sa bồi đắp tình yêu quê hương đất nước.

Về với Phố Hiến xưa

Lại ngẫu nhiên gặp anh Nguyễn Việt, một đồng nghiệp ở Hà Nội (chuyên viết về văn hóa - du lịch) tại TP Hưng Yên. Anh có một nhận xét: 'Thành phố này đẹp và hiện đại, phát triển từng ngày, nhưng quý nhất là nơi đây vẫn giữ được nét xưa cũ của một thời 'Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến…'. Trước đây, biết Hưng Yên qua câu chuyện lịch sử Triệu Quang Phục và đầm Dạ Trạch, rồi qua cuốn tiểu thuyết 'Nhãn đầu mùa' (Xuân Tùng - Trần Thanh), món tương Bần nổi tiếng mỗi lần qua phải mua chút về làm quà… Đến Hưng Yên lần thứ 2, câu nói đó như động lực thôi thúc cần phải khám phá, tìm hiểu 'Hưng Yên xưa' vẫn còn hiện hữu trong cuộc sống sôi động hôm nay.

Di tích gắn với cuộc đời, sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Chùa (tức làng Hoàng Trù - quê ngoại Bác) có nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân, nhà cụ Hoàng Xuân Đường - ngôi nhà đón tiếng khóc chào đời của Bác.

Di tích lịch sử hơn 400 năm tuổi xuống cấp

Đền thờ Phúc Khê tướng công Nguyễn Văn Nghi - ngôi đền hơn 400 tuổi được ví như Thành nhà Hồ thu nhỏ, hiện đã xuống cấp.

Đền Bà Kiệu: Gắn bó mật thiết với đời sống văn hóa tinh thần của Thăng Long

Đền Bà Kiệu có từ đầu thế kỷ 17, tên chữ Huyền Chân Từ và Thiên Tiên Điện, trong thờ Mẫu Liễu, ở số 59 phố Đinh Tiên Hoàng, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.