Trong 2 ngày 10 - 1ă/8, Ban quản lý dự án tỉnh Yên Bái tổ chức tập huấn chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục (SKSS/SKTD) cho vị thành niên, thanh niên (VTN/TN) cho cán bộ giáo dục tuyến tỉnh, huyện và các trường của hai huyện thuộc Dự án 'Cải thiện sức khỏe sinh sản và tình dục cho thanh thiếu niên tại tỉnh Yên Bái'.
Hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm nay, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đưa ra thông điệp 'Chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh vì sức khỏe cộng đồng, vì tương lai giống nòi'; hướng dẫn các địa phương tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho người dân về thực trạng, nguyên nhân và hệ lụy của việc tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; tầm quan trọng của hoạt động tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng dân số. Qua đó, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu của Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới.
Việc triển khai, thực hiện các mô hình, đề án về công tác dân số (DS) và phát triển đã và đang được ngành DS tỉnh xem là một trong những giải pháp thiết thực nâng cao chất lượng DS. Qua đó, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển KT-XH của đất nước.
Vị thành niên, thanh niên (VTN/TN) là nhóm dân số đặc thù, chiếm tỉ trọng cao và là nguồn nhân lực kế cận, nên luôn được xã hội đặc biệt quan tâm. Trên địa bàn tỉnh, số người trong độ tuổi VTN/TN hiện chiếm khoảng 28% dân số. Do nhiều tác động của đời sống xã hội, lứa tuổi này ngày càng có khuynh hướng bước vào đời sống tình dục sớm trước khi hoàn toàn trưởng thành về mặt tâm, sinh lý. Vì vậy, việc cung cấp vốn kiến thức đủ đầy về giới tính, tình yêu, tình dục cùng những kỹ năng sống giúp các em ứng xử thích hợp, biết bảo vệ chính mình là đòi hỏi cần thiết và cấp thiết không chỉ thể hiện trách nhiệm của mỗi gia đình, nhà trường mà của toàn xã hội.
Các chuyên gia nhận định, sức khỏe sinh sản (SKSS), sức khỏe tình dục (SKTD) của vị thành niên, thanh niên (VTN-TN) được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.
Ở độ tuổi vị thành niên (VTN), những rung động đầu đời, tò mò về giới tính là điều không thể tránh khỏi. Do đó, để các em có thể làm chủ được cảm xúc, có kiến thức về giới tính là điều vô cùng quan trọng. Nhà trường, gia đình và xã hội cần có cái nhìn cởi mở hơn, đồng hành và định hướng để các em có đủ khả năng bảo vệ bản thân trước những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản (SKSS), đề phòng những hệ lụy đáng tiếc có thể xảy ra.
Nâng cao chất lượng dân số (DS), bảo đảm nguồn nhân lực cho sự phát triển KT - XH luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của tỉnh. Vì vậy, những năm qua, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh Long An nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng DS - 'chìa khóa vàng' để mở ra cánh cửa phát triển bền vững.
Hội KHHGĐ Thừa Thiên Huế đẩy mạnh chăm sóc SKSS, giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống Nhằm tuyên truyền và nâng cao nhận thức, hành động tới vị thành niên, thanh niên (VTN, TN) trong vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức nhiều diễn đàn thiết thực, hiệu quả.
Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Thanh Hóa đã và đang triển khai thực hiện Đề án 'Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại cộng đồng' trên địa bàn 48 xã của 11 huyện miền núi, nhằm can thiệp thay đổi hành vi, tập quán sử dụng dịch vụ DS- KHHGĐ và các loại hình dịch vụ phù hợp với tâm lý, tập quán của người dân tộc thiểu số. Đồng thời, tăng cường thực hiện chính sách DS-KHHGĐ tại các vùng dân tộc ít người, đặc biệt quan tâm đến đối tượng là người dân tộc thiểu số, dân tộc có nguy cơ suy thoái về chất lượng giống nòi, nâng cao chất lượng dân số để góp phần thành công cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, giữ vững ổn định chủ quyền dân tộc.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác truyền thông về dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên/thanh niên (CS SKSS VTN/TN) cho học sinh, trong những năm qua, Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) đã tích cực triển khai thực hiện Đề án 'Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho VTN/TN'.
'Nhiều năm nay, tổ chức Đoàn đã chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động, thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn tích cực tham gia. Các phòng trào, phần việc của công tác Đoàn, phong trào thanh, thiếu nhi được triển khai hiệu quả, góp phần phát triển KT-XH địa phương' - Bí thư Đoàn Thanh niên thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) Nguyễn Vũ Quang cho biết.
Chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) vị thành niên, thanh niên (VTN/TN) là một trong những yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số (DS), chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi. Bởi vậy, vấn đề chăm sóc SKSS VTN/TN trên địa bàn tỉnh luôn cần sự chung tay của mỗi gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế), cho biết, tại Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong những năm tới, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) vẫn tiếp tục gia tăng. Nhu cầu sử dụng các phương tiện tránh thai tiếp tục tăng.
Theo báo cáo của Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh, năm 2019 mặc dù có sự thay đổi về tổ chức bộ máy và thiếu nguồn lực nhưng với sự quan tâm của các cấp, ngành, sự nỗ lực của ngành y tế, công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều mô hình, đề án được triển khai hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dân số.
Đề án tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) cho vị thành niên/thanh niên (VTN/TN), giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu 50% VTN/TN được cung cấp kiến thức, thái độ, kỹ năng hành vi DS - KHHGĐ; 50% cán bộ truyền thông tham gia đề án được trang bị kiến thức, kỹ năng truyền thông, giáo dục đối với VTN/TN.
Lứa tuổi vị thành niên (VTN) chứng kiến sự thay đổi rất nhiều về tâm sinh lý. Đây cũng là điểm khởi đầu để trẻ hình thành kỹ năng sống, chuẩn bị cho giai đoạn trưởng thành. Tuy nhiên, việc tuyên truyền, giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản (SKSS) cho trẻ VTN, việc chia sẻ những thắc mắc cho các em trong gia đình, trường học vẫn còn nhiều hạn chế.