Theo báo cáo của Liên hợp quốc (LHQ) công bố ngày 5-9, tình trạng ô nhiễm không khí do bụi mịn đã cải thiện ở châu Âu và Trung Quốc vào năm ngoái, trong bối cảnh lượng khí thải liên quan đến hoạt động của con người giảm.
Mưa lũ bất thường tại khu vực này, nắng nóng gay gắt ở khu vực khác… những hình thái thời tiết cực đoan đó diễn ra ngày càng nghiêm trọng trên thế giới cho thấy, biến đổi khí hậu đang gây ra những hậu quả nặng nề cho sinh mạng con người cũng như của cải vật chất.
Ngày 5/7, điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc (LHQ) tại Đông Caribe, ông Simon Springett, cho biết cơn bão Beryl quét qua vùng Caribe đã gây ra hậu quả nghiêm trọng ở các quốc đảo nhỏ trong khu vực. Hiện LHQ đang nỗ lực đánh giá thiệt hại và đáp ứng các nhu cầu cần trợ giúp ở các nước này.
Trong tuần qua, báo chí thế giới đã đưa đậm thông tin về kết quả một số cuộc bầu cử quan trọng, giá vàng thế giới giảm, hiện tượng El Nino tạm kết thúc.
La Nina thường diễn ra sau các đợt El Nino mạnh - phù hợp với các dự báo thời tiết gần đây, tuy nhiên vẫn còn quá sớm để kết luận về cường độ và thời gian xảy ra hiện tượng này.
Ngày 5/6, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres kêu gọi khẩn cấp hành động nhằm ngăn chặn 'địa ngục khí hậu', khi 12 tháng qua được xếp hạng là nóng nhất trong lịch sử so sánh hàng năm.
Nhân Ngày Môi trường thế giới 5/6, cơ quan giám sát biến đổi khí hậu của EU cho biết, mỗi tháng trong số 12 tháng qua được xếp hạng là nóng nhất trong lịch sử so sánh hàng năm. Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres kêu gọi khẩn cấp hành động nhằm ngăn chặn 'địa ngục khí hậu'.
Theo CNN, Cơ quan theo dõi Biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) cho biết, hành tinh này vừa đánh dấu một cột mốc mới 'gây sốc', khi mỗi tháng trong 12 tháng qua được ghi nhận là ấm kỷ lục so với cùng kỳ năm trước. Trước thực trạng này, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi hành động khẩn cấp để ngăn chặn 'địa ngục khí hậu'.
Cơ quan thời tiết Liên Hợp Quốc hôm 4.6 vừa cho biết sự quay trở lại của hiện tượng thời tiết La Nina làm mát năm nay sẽ giúp nhiệt độ giảm phần nào sau nhiều tháng nhiệt độ toàn cầu đạt kỷ lục.
Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), sự xuất hiện trở lại của hiện tượng La Nina có thể giúp giảm bớt phần nào mức nhiệt độ kỷ lục trên toàn cầu trong những tháng tới.
Sự quay trở lại của hiện tượng thời tiết mát mẻ La Nina vào cuối năm nay sẽ giúp nhiệt độ giảm phần nào sau nhiều tháng nắng nóng kỷ lục trên toàn cầu, theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của Liên hợp quốc cho biết vào thứ Hai (3/6).
Hôm thứ Hai (3/6), Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết, sự quay trở lại của hiện tượng thời tiết La Nina sẽ giúp nhiệt độ giảm phần nào sau nhiều tháng nắng nóng kỷ lục trên toàn cầu.
Giới chức các nước châu Á đã đưa ra cảnh báo về sức khỏe trong khi nhiều trường học đóng cửa, mùa màng bị tàn phá, và điều tồi tệ hơn có thể xảy ra khi đợt nắng nóng gia tăng.
Thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu đã gây ra tình trạng mưa bão kéo dài, khiến nhiều nơi trên thế giới rơi vào cảnh lụt lội nghiêm trọng. Một lần nữa, chống biến đổi khí hậu trở thành vấn đề cấp thiết toàn cầu.
Philippines ngưng các lớp học trực tiếp tại trường công lập, trong khi nhu cầu điện ở Thái Lan tăng kỷ lục, do đợt nắng nóng ở Đông Nam Á và Nam Á kéo dài tới mức đáng báo động.
'Trời nóng đến mức không thể thở được', một cư dân làm việc tại khu nghỉ mát ven biển ở Philippines chia sẻ.