Sau một thời gian cả hệ thống chính trị dốc sức vào chống dịch tại huyện Lâm Bình, đến nay, huyện đã có những bệnh nhân nhiễm Covid-19 đầu tiên được điều trị khỏi bệnh về với gia đình. Tính đến cuối ngày 29-11, toàn huyện đã có 80 bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh trở về tiếp tục theo dõi tại gia đình, riêng ngày 29-11 có 67 bệnh nhân khỏi bệnh.
Những ngày này, Lâm Bình đang phải 'gồng mình' chống dịch, chỉ trong 6 ngày, huyện đã ghi nhận 128 ca nhiễm Covid-19. Trước tình hình đó, với tinh thần tương thân tương ái 'Lá lành đùm là rách', các trường học trên địa bàn tỉnh đã phát động tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và các em học sinh chung tay ủng hộ giáo viên, học sinh huyện Lâm Bình vượt qua khó khăn đẩy lùi dịch bệnh.
Xây dựng đô thị đồng bộ, hiện đại, nhưng vẫn giữ những giá trị truyền thống để đảm bảo giữ được những nét đặc sắc của đô thị miền núi. Ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, các giá trị truyền thống đang được bảo tồn, lưu giữ theo những cách khác nhau.
Năm 2018, thực hiện Kết luận 38-KL/TW ngày 13-11-2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, sau khi chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn các xã giải thể, các xã miền núi của huyện Tuyên Hóa đã có chủ trương phân công, tăng cường đảng viên là cán bộ xã về sinh hoạt tại các chi bộ, địa bàn khó khăn, ít đảng viên ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS).
Vượt qua những khó khăn, vất vả trong ngày hè nắng nóng, anh Hiệu, anh Phong và nhiều cán bộ, nhân viên thực hiện công tác tuyên truyền lưu động về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026 của Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh vẫn luôn miệt mài, nỗ lực trên từng con đường gập ghềnh, quanh co của các khu vực miền núi trên địa bàn tỉnh.
Sau ba năm triển khai, chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) đã thu hút được sự quan tâm của người dân, doanh nghiệp và mang lại những thành công bước đầu với nhiều sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao.
Trở lại với đồng bào Mã Liềng (xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) trong những ngày tháng tư đầy nắng và gió, tôi được bà con hồ hởi mời bữa cơm có đặc sản măng khô Mã Liềng. Đặc sản này của đồng bào người Mã Liềng đã có mặt ở các siêu thị lớn. Những đổi thay tích cực trong đời sống của người dân bắt nguồn từ việc 3 bản Kè, Cáo, Chuối - khi quyết định chọn phụ nữ làm trưởng bản.
Trước khi lên Ngọc Chiến, huyện Mường La, chúng tôi gọi điện hẹn với Bí thư Đảng ủy xã Bùi Tiến Sỹ. Anh nói, thời gian này khá bận, vì đang cùng bà con mở tuyến đường tránh từ bản Phày đi vùng kinh tế bản Lướt - Nà Tâu - Mường Chiến, vì vậy sẽ có ít thời gian để tiếp đón nhà báo. Dẫu vậy, chúng tôi vẫn háo hức lên đường để được 'thực mục sở thị' sự thay đổi trong nếp nghĩ, cách làm, cũng như sự đồng thuận của người dân vùng cao nơi đây trong phát triển kinh tế, xã hội.
Tại thời điểm kiểm tra Đinh Thị Luyên đã tự nguyện lấy trong áo ngực bên trái, đang mặc trên người giao nộp 01 túi ni lon có chứa ma túy.
Huyện Tuyên Hóa đã trích gần 100 triệu đồng từ nguồn Quỹ Vì người nghèo để hỗ trợ mỗi khẩu người dân tộc thiểu số Mã Liềng 0,7kg thịt heo và 2kg gạo nếp.
Thời gian qua, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Bình diễn ra khá phổ biến, làm giảm chất lượng dân số, ảnh hưởng chất lượng nguồn nhân lực và là lực cản với sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, nâng cao nhận thức pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho đồng bào đang được các ngành, đơn vị, địa phương thực hiện bằng nhiều biện pháp linh hoạt, hiệu quả.
'Có hôm trời mưa, về đến gần bản rồi mà đường trơn quá, em bị ngã xe đổ hết cơm canh của các cháu, người còn bị thương. Xách những hộp rỗng còn lấm bùn đất vào lớp, nhìn học trò đang chờ cô về, em đã không kìm nổi nước mắt, òa khóc ngay tại lớp khiến các con cũng khóc theo', cô Trang dạy tại bản Chuối xúc động nhớ lại.
Mỗi sáng, các cô giáo mầm non cắm bản tại xã Lâm Hóa phải thức dậy từ sớm, gõ cửa từng nhà sàn để đón trẻ đến trường; trưa, chiều lại lặn lội vượt hàng cây số về trung tâm, chở cơm, cháo lên bản cho học trò.
Trong hai ngày 11 và 12-11, Tạp chí Biển Việt Nam, Hội Phụ nữ Bộ tư lệnh (BTL) Cảnh sát biển Việt Nam, Hải đội 102 thuộc BTL Vùng Cảnh sát biển 1 và Công ty TNHH Tập đoàn Ruby's World phối hợp tổ chức chương trình 'Hướng về miền Trung ruột thịt' tại hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Những ngày hè, miền trung nóng như rang, song thầy và trò tại các trường học ở Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế vẫn nhẫn nại đội nắng, đội gió phơn tây nam (gió Lào) đến trường để hoàn thành năm học. Dù còn nhiều khó khăn, nhất là thiếu thốn cơ sở vật chất, nhưng các trường đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp chống nóng, bảo đảm sức khỏe và kết quả học tập tốt nhất cho học sinh (HS).
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Lăng Can (Lâm Bình), hàng nghìn mét vuông đất được đảng viên, nhân dân hiến; hàng nghìn ngày công lao động do nhân dân đóng góp đã làm nên những công trình nông thôn mới khang trang, góp phần đưa trung tâm huyện vươn tới đô thị loại V. Tìm hiểu thực tế ở các thôn của xã Lăng Can, chúng tôi mới hiểu cán bộ nào, phong trào ấy. Sự nêu gương của cán bộ đảng viên ở nơi đây đã khơi dậy sức mạnh to lớn trong nhân dân.
Người Mã Liềng thuộc dân tộc Chứt, tập trung định cư ở các bản Kè, bản Cáo, bản Chuối, bản Cà Xen thuộc hai xã Lâm Hóa, Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Người Mã Liềng thuộc dân tộc Chứt, tập trung định cư ở các bản Kè, bản Cáo, bản Chuối, bản Cà Xen thuộc hai xã Lâm Hóa, Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Sau những năm 90 của thế kỷ trước, họ rời khỏi hang đá, cuộc sống đã dần thay đổi; tuy nhiên, những phong tục tập quán độc đáo, đặc sắc vẫn được họ giữ gìn qua nhiều thế hệ. Đối với người Mã Liềng, lễ cúng thần rừng vào ngày mùng 1 Tết là sự kiện trọng đại nhất, không gia đình nào được vắng mặt.
Với mỗi giáo viên dạy học ở vùng sâu, vùng xa đều gặp nhiều gian nan, thử thách. Vượt lên tất cả đó, mỗi thầy, cô giáo ở vùng sâu tỉnh Quảng Bình đều nỗ lực vươn lên, ngày đêm thầm lặng mang cái chữ 'gieo' trên miền đất khó. Câu chuyện thầy, cô giáo gian nan đi tìm học trò là tộc người Mã Liềng mà chúng tôi kể sau đây là minh chứng sinh động cho những nỗ lực đó.
Huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) vừa tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng nhà sinh hoạt cộng đồng cho Bản Kè, thuộc xã vùng cao Lâm Hóa. Bản Kè có 59 hộ với 234 nhân khẩu là người Mã Liềng (thuộc dân tộc Chứt).
Dãy nội trú và phòng ăn của hàng chục em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú TH&THCS Lâm Hóa nằm ngay dưới chân quả đồi bị sạt lở. Mỗi khi mưa to, đất và đá mềm lại đổ xuống, tràn vào cả dãy nhà.
Nhằm góp phần hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo vươn lên trong cuộc sống, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể ở tỉnh Quảng Bình đã tổ chức nhiều hoạt động cụ thể. Phát huy vai trò của mình, MTTQ các cấp ở Quảng Bình đã chủ động phối hợp với các tổ chức thành viên đẩy mạnh các hoạt động vì người nghèo, tạo điều kiện để họ vươn lên thoát nghèo bền vững.
Hoạt động sửa chữa nhà cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo của Ủy ban MTTQ Việt Nam và Huyện đoàn Tuyên Hóa thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ người nghèo đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa trên địa bàn.
Đến hẹn lại lên, các giáo viên cắm bản lại phải khăn gói băng rừng, lội suối vào bản, thậm chí có khi lên rẫy đi săn trò. Chuyện thầy cô ở dầm cả tuần trong bản để thu phục học trò đưa về lớp quả lắm gian nan.