Trở lại bản Sa Ná, xã Na Mèo (Quan Sơn) hôm nay, điều dễ nhận thấy là một diện mạo hoàn toàn mới. Sự khởi sắc này không chỉ thể hiện qua cơ sở hạ tầng của khu tái định cư mà còn qua chất lượng cuộc sống, nguồn thu nhập của người dân. Ông Ngân Văn Thêu, Trưởng bản Sa Ná cho biết: Cơn lũ diễn ra vào đầu tháng 8/2019 đã khiến 10 người chết, hơn 50 ngôi nhà bị cuốn trôi, hư hỏng; hàng chục héc-ta lúa, hoa màu bị vùi lấp..., nhiều gia đình lâm cảnh trắng tay.
Ngay sau khi Đại hội Đảng bộ huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 diễn ra thành công, tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tập trung thực hiện 3 khâu đột phá, đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Cuối năm 2022, lưới điện quốc gia về bản, rồi đường giao thông được mở, những mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao được áp dụng, đời sống của 35 hộ với 187 nhân khẩu đồng bào Mông bản biên giới Xía Nọi, xã Sơn Thủy (Quan Sơn) đang dần khởi sắc.
Đợt mưa lũ vừa qua mặc dù không quá lớn nhưng kéo dài đã gây ra nhiều thiệt hại cho các huyện tại miền núi của Thanh Hóa. Hiện nay, các địa phương và các cơ quan chức năng đang khẩn trương khắc phục hậu quả.
Theo thông kê của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa, đến chiều tối 24/7, mưa lũ đã gây sạt lở nhiều tuyến giao thông, các công trình nhà ở của người dân và nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp bị ngập lụt.
Ảnh hưởng bởi hoàn lưu bão số 2, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có mưa diện rộng, một số nơi có mưa vừa, mưa to, mưa rất to, xảy ra lũ ống, lũ quét ở huyện miền núi Quan Hóa.
Hơn 1 tuần qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa mưa kéo dài, đặc biệt những ngày gần đây, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, mưa lớn đã gây sạt lở nhiều tuyến đường giao thông và các các công trình dân sinh ở nhiều địa phương. Đáng chú ý, đã xảy ra sạt taluy dương, đá lăn tại 50 vị trí với khối lượng khoảng 1.700 m3.
Theo thống kê của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa, đến chiều tối 23-7, nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh xảy ra sạt taluy dương, đá lăn... với khối lượng khoảng 6.350m3.
Theo thống kê của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa, đến chiều tối 23/7, nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh xảy ra sạt taluy dương, đá lăn... với khối lượng khoảng 6.350 m3.
Theo thống kê của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, đến chiều tối ngày 23/7, nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh xảy ra sạt taluy dương, đá lăn tại 50 vị trí với khối lượng khoảng 1.700 m3.
Để chủ động ứng phó với cơn bão số 2 và mưa lũ, lãnh đạo các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã ban hành công điện yêu cầu nhằm triển khai công tác ứng phó kịp thời, phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương...
Từ đêm ngày 20 đến 7 giờ ngày 22/7 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, có nơi mưa vừa đến mưa to. Theo Đài khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, đêm 22 đến ngày 24/7 khu vực tỉnh Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, lượng mưa dự báo phổ biến ở đồng bằng ven biển và phía bắc là 50-100mm, trung du và vùng núi là 40-80mm.
Sau sự ra đi vĩnh viễn của những con người, dù đau nhói, nhưng lấp lánh niềm tin. Những cái chết ấy rồi sẽ thành bất tử và việc họ làm còn mãi, sống động, thuyết phục hơn mọi bài ca.
Khu vực Bắc Trung Bộ thường xuyên chịu ảnh hưởng của các loại hình thiên tai như lũ, lũ quét, sạt lở đất, rét hại, sương muối, hạn hán, bão, xâm nhập mặn… Dù chịu thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong những năm qua nhưng một số địa phương trong khu vực đã 'biến nguy thành cơ', xuất hiện mô hình ứng phó, thích ứng hiệu quả.
Biến đổi khí hậu đã làm gia tăng hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa đá, dông lốc, hạn hán...Dù vậy, nhiều địa phương ở Bắc Trung Bộ đã 'biến nguy thành cơ,' với mô hình ứng phó, thích ứng hiệu quả.
Bên cạnh công việc là một tài xế taxi, anh Nguyễn Thái Ngọc hằng ngày vẫn bận rộn với những chuyến xe chở nhu yếu phẩm hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại vùng cao tỉnh Thanh Hóa.
Nằm sâu trong những dãy rừng già, tách biệt so với trung tâm, giao thông đi lại khó khăn, cuộc sống của hơn 20 hộ dân ở bản Khà, xã Sơn Thủy (Quan Sơn) bao năm vẫn cái nghèo đeo đẵng. Sự học của con em trong bản cũng không ngoại lệ. Chông chênh, đứt quãng...
Những ngày cận Tết Giáp Thìn 2024, chúng tôi trở lại bản Sa Ná, xã Na Mèo (Quan Sơn, Thanh Hóa), nơi từng gánh chịu trận lũ quét kinh hoàng hơn 4 năm trước. Con đường đất dẫn vào bản Sa Ná được bộ đội, dân quân, các lực lượng mở tạm sau trận lũ tháng 8-2019, giờ đã được mở rộng, kiên cố hóa...
Thanh Hóa là một trong những 'cái rốn' thiên tai của cả nước. Sau mỗi thảm họa, không ít người dân lâm cảnh màn trời chiếu đất, nhu cầu an cư lúc này trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Thấu hiểu điều đó, chính quyền tỉnh này đã ra nhiều phương án để giúp người dân vùng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất ổn định cuộc sống, an cư lạc nghiệp.
'Những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Công binh 414 (nay là Lữ đoàn Công binh 414, Quân khu 4) đã lập nhiều chiến công. Trong thời bình, đơn vị luôn tiên phong vào những nơi hiểm nguy, gian khổ, liên tục tiến công, mở đường thắng lợi, xứng đáng với truyền thống Đoàn Hải Vân anh hùng...', Đại tá Mai Văn Thanh, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Công binh 414 tự hào nói.
Việt - Lào hai nước chúng ta/ Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long'. Gìn giữ, tiếp nối và phát huy truyền thống đó, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Quan Sơn luôn coi trọng công tác ngoại giao, tăng cường, củng cố tình hữu nghị giữa huyện Quan Sơn với huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn (Lào).
Theo cơ quan khí tượng, sắp tới sẽ có khoảng 7-11 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, trong đó có 4-5 cơn bão ảnh hưởng đến đất liền nước ta. Ngay sau đó là tình trạng El Nino, xâm nhập mặn (đỉnh điểm vào tháng 11, 12-2023 và 1-2024).
Sau nhiều năm, những bản làng từng bị thiên tai, lũ lụt tàn phá nay đã khoác lên màu áo mới. Một sức sống mãnh liệt đang hồi sinh ở vùng đất 'chết'.
Đại hội Đảng bộ huyện Quan Sơn lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra 27 chỉ tiêu về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng. Bằng sự quyết tâm của cả Đảng bộ, chính quyền và sự đồng lòng của Nhân dân, sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ, huyện Quan Sơn đã có 22/27 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Tổng giá trị sản xuất đạt 1.613 tỷ đồng, gấp 1,15 lần so với năm 2020; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 42,56% xuống 38,91%; ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 15,83% lên 20,89%... Đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng lên, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.
Mất mẹ sau trận lũ lịch sử tại bản Sa Ná, xã Na Mèo (Quan Sơn, Thanh Hóa), cậu học trò Nguyễn Minh Thiếu quyết tâm thi đỗ vào trường quân đội.
Tuyến đường từ xã Tam Lư đi xã Tam Thanh (Quan Sơn) có chiều dài hơn 10km. Những năm trước đây, tuyến đường này mới chỉ đổ bê tông được hơn 5km, còn lại là đường đất, đi lại rất khó khăn, ảnh hưởng đến việc giao thương. Năm 2020, được sự quan tâm của Nhà nước, tuyến đường được nâng cấp với tổng mức đầu tư gần 55 tỷ đồng và hoàn thành vào cuối năm 2022.
Nhân dịp kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21-6-1925 - 21-6-2023), Báo Thanh Hóa có cuộc trao đổi với đồng chí Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về vai trò và sự đóng góp của báo chí đối với sự phát triển của tỉnh Thanh Hóa. Báo Thanh Hóa xin trân trọng giới thiệu nội dung cuộc trao đổi tới bạn đọc.
Ngày 17/6, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, đoàn công tác đại diện nguyên cán bộ, Công an đồng hương Thanh Hóa tại Hà Nội vừa đến thăm, trao tặng 112 suất quà cho công an xã và giáo viên đang công tác ở một số huyện vùng thượng du Thanh Hóa.
Đến Lữ đoàn Công binh 414 (Quân khu 4), chúng tôi thấy trên con đường trải nhựa phẳng lỳ, hai bên hàng cây xanh mát được tô điểm bởi những hòn non bộ, bồn hoa, cây cảnh rực rỡ khiến ai cũng ngỡ ngàng. Lữ đoàn đẹp quá! Có được ngày hôm nay, đó là thành quả và công sức của biết bao thế hệ để xây dựng nên một 'Công viên xanh' ngày dưới chân núi Đụn và dòng sông Lam trong xanh, thơ mộng.
Sa Ná là bản nhỏ thuộc xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, Thanh Hóa. Nơi đây, trận lũ lịch sử năm 2019 đã tàn phá tan hoang với những bi kịch tột cùng nỗi đau, mất mát. Và cuộc hồi sinh bắt đầu…
Đã 3 năm xảy ra trận lũ quét kinh hoàng quét qua bản Sa Ná (xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, Thanh Hóa) khiến 10 người chết và mất tích, nhiều người bị thương, 51 ngôi nhà bị cuốn trôi, hư hỏng, Sa Ná gần như bị xóa sổ hoàn toàn.
Phát huy vị trí, vai trò, nhiệm vụ của tuổi trẻ lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh, 5 năm qua, đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Thanh Hóa thực sự là lực lượng nòng cốt, xung kích, đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương.
Cách đây 3 năm, Sa Ná nhuốm màu tang thương khi có tới 10 người chết và mất tích, hàng chục ngôi nhà bị cuốn bay bởi trận lũ lịch sử.
Những năm qua, nhiều huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đến nay bộ mặt nông thôn miền núi đã thay đổi rõ nét.
Thời gian qua, huyện Quan Sơn đã tập trung huy động các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu; làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, xử lý vướng mắc để các dự án sớm được triển khai, phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn đầu tư... Nhờ đó, kết cấu hạ tầng của huyện, đặc biệt là khu vực nông thôn đã có nhiều thay đổi rõ nét.
Trận lũ kinh hoàng 2 năm trước đã cuốn trôi cả bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) khiến nhiều người chết, đến nay Sa Ná đã 'hồi sinh' và trở thành bản nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của xã.