Ảnh hưởng hiện tượng El Nino và việc tích nước của các đập thủy điện trên thượng nguồn khiến dòng chảy về ĐBSCL rất thấp dù đã vào mùa mưa, làm giảm nhịp lũ và nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn vào mùa khô sắp tới sẽ rất gay gắt
Trong mùa khô năm nay, nước sông Mê Kông dâng cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) do các đập thủy điện tại thượng nguồn tăng lưu lượng xả nước. Nhiều nhà khoa học cảnh báo việc này có thể giúp ĐBSCL đẩy mặn trong mùa khô nhưng lại ảnh hưởng rất nghiêm trọng, nguy cơ làm vùng đồng bằng tan rã.
Hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á, Tonle Sap, đã đạt mực nước thấp trong lịch sử vào cuối tháng trước. Điều này làm gia tăng thêm lo ngại về tình hình của một hệ sinh thái cực kỳ quan trọng cung cấp cho cả vùng hạ lưu sông Mekong.
Đầu tháng 2-2021, các ảnh vệ tinh từ cơ quan vũ trụ Thái Lan cho thấy nước sông Mekong đã chuyển sang màu lam tuyệt đẹp. Tuy nhiên, theo chuyên gia Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Stimson có trụ sở tại Washington, đó lại là một vấn đề nghiêm trọng vì một dòng sông màu lam không phải là một dòng sông khỏe mạnh.
Sông Mekong luôn đối mặt các mối đe dọa đến từ biến đổi khí hậu, đập thủy điện thượng nguồn, phù sa giảm, dòng chảy và mực nước bị thay đổi… Gần 3 thập kỷ qua, Trung Quốc liên tục xây dựng các đập thủy điện với tốc độ chóng mặt, khiến các nước ở hạ nguồn lo ngại về việc dòng chảy bị kiểm soát.
Sông Mekong luôn đối mặt các mối đe dọa đến từ biến đổi khí hậu, đập thủy điện thượng nguồn, phù sa giảm, dòng chảy và mực nước bị thay đổi… Gần 3 thập kỷ qua, Trung Quốc liên tục xây dựng các đập thủy điện với tốc độ chóng mặt, khiến các nước ở hạ nguồn lo ngại về việc dòng chảy bị kiểm soát.
Các chuyên gia cảnh báo việc Trung Quốc giữ lại lượng lớn nước vào mùa mưa sẽ khiến tình hình hạn hán trở nên trầm trọng hơn cho những nước thuộc khu vực hạ nguồn sông Mekong.
Cảnh báo các mối đe dọa đối với sự thống nhất của Đông Nam Á trên sông Mekong cũng 'hiện hữu' như ở Biển Đông, Mỹ tuần này đã khởi động một dự án sử dụng vệ tinh để theo dõi mực nước tại các đập của Trung Quốc dọc con đường thủy sinh kế của hàng chục triệu dân trong khu vực.
Việt Nam hoan nghênh các sáng kiến đóng góp vào nỗ lực chung, hợp tác quản lý và sử dụng hợp lý, công bằng và bền vững nguồn nước sông Mekong.
Một dự án do Mỹ tài trợ sử dụng vệ tinh để theo dõi và công bố mực nước tại các đập của Trung Quốc trên sông Mekong đã được công bố hôm thứ Hai, làm tăng thêm sự cạnh tranh của hai siêu cường ở khu vực Đông Nam Á.
Theo công bố đưa ra ngày 14-12-2020, một dự án do Mỹ tài trợ sẽ sử dụng vệ tinh để theo dõi và công bố mực nước tại các đập của Trung Quốc trên sông Mekong. Nguồn thông tin mở cho tất cả mọi người sẽ được cập nhật từ ngày 15-12.
Dự án Mekong Dam Monitor (Giám sát đập Mekong) hoạt động nhờ một phần tiền tài trợ của Bộ Ngoại giao Mỹ, theo Reuters.
Dự án sử dụng vệ tinh theo dõi mực nước của các đập do Trung Quốc xây dựng dọc sông Mekong đã chính thức khởi động.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Stilwell, chuyên trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, nhận định việc Trung Quốc thao túng dòng chảy sông Mekong là thách thức cấp bách ở khu vực.
Sông Mekong là nguồn sống của 60 triệu người. Con sông bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua các nước Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam.
Với việc xây dựng 11 đập thủy điện ở thượng lưu sông Mekong, Trung Quốc đủ sức kiểm soát nguồn nước của những nước dưới hạ lưu, buộc Mỹ phải nhảy vào can thiệp trong tương lai gần.
Sông Mekong đang trở thành mặt trận mới trong xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc, giữa các nhà môi trường và quan chức của hai nước, khi mà Trung Quốc vượt qua Mỹ trong cả chi tiêu và ảnh hưởng đối với các quốc gia ở hạ lưu vì sự kiểm soát nguồn nước trên dòng Mekong.
Từ năm 2012, các đập thủy điện Trung Quốc giữ ngày càng nhiều nước, làm hạ lưu sông Mekong khô hạn hơn.