Lập đông 2021, thủ đô Bắc Kinh đang trút dần lớp áo vàng của mùa thu. Màu xanh pha vàng của ngói lưu ly, màu đỏ tía của những bức tường thành hoàng cung dường như lộng lẫy hơn dưới nền trời trong xanh.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, sáng sớm ngày 9/11 ghi nhận được tại Bắc Hà nhiệt độ giảm xuống 12,6 độ C; Sa Pa thấp hơn 8,9 độ C.
Trong bài thơ Quê hương của nhà thơ Đỗ Trung Quân có hai câu thơ rất hay và xúc động mà có lẽ trong mỗi chúng ta ít nhiều cũng từng đôi lần được nghe qua: 'Quê hương mỗi người chỉ một/Như là chỉ một mẹ thôi'. Mẹ được đặt ngang hàng với quê hương, vì mẹ là một, là thiêng liêng, là tất cả. Nhưng với tôi, cuộc đời đã thật sự hào phóng khi ban tặng cho tôi có đến hai người mẹ (mẹ ruột và mẹ vợ) và cả hai người đều là báu vật vô giá mà tôi thật hạnh phúc có được trong kiếp người.
Hồi nhỏ, đi đâu hễ gặp ai, nghe hỏi về quê tôi, khi biết là Kế Sách thì người nào người nấy cũng trầm trồ nhắc về những vườn trái cây trĩu quả, bốn mùa hoa thơm, trái ngọt. Mùa nào quả nấy.
Những món ăn nổi tiếng trong ẩm thực Nhật Bản, tuy nhiên không ít du khách khi lần đầu nhìn thấy đều lắc đầu từ chối nếm thử.
Ở xứ mình, những người bén duyên với thơ khá nhiều. Trong bài viết này tôi chỉ nói đến một người thơ ở phố núi Pleiku là Đào An Duyên. Nói thêm một chút rằng, vì yêu thơ nên tôi thường đọc thơ không chỉ trên sách, báo, mà cả trên Facebook. Có nhiều người làm thơ có những câu thơ, bài thơ hay mà tôi thích, tôi thường liên hệ để có thêm những câu thơ, bài thơ mà họ đã in trong các tập thơ.
Trong tình yêu, những lời thì thầm có sức thuyết phục hơn là sự thét gào. Bài thơ 'Hướng dương' của Ngô Thị Ý Nhi là lời thì thầm như thế.
Trần Thảo Vy hiện sinh sống tại Đức. Chị viết nhiều bài và đăng nhiều trên các báo. Những bài thơ của chị mang hơi hướng thiền.
Tuổi thơ tôi gắn với cánh đồng, bờ đê, lũy tre làng, dòng sông, lưng trâu và mùa vụ. Chăn trâu, cắt cỏ, thả diều, đá bóng, bắt cá giữa đồng đã để lại trong tôi nhiều kỷ niệm đẹp. Nhưng có lẽ, ký ức về những mùa cày xưa cũ 'con trâu đi trước, cái cày theo sau' để lại nhiều kỷ niệm nhất. Đến khi trưởng thành, ký ức đó vẫn theo tôi lên phố thị, để rồi khi bắt gặp những cánh đồng ruộng lúa, đàn trâu, ký ức đó lại ùa về, xao xuyến, bâng khuâng...
Chuyến hành trình 'Hướng về miền Trung' tới hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh của đoàn công tác BV Chợ Rẫy và Báo Sức khỏe & Đời sống với những ngày tất bật, hối hả, tận tình khám, phát thuốc và tặng quà cho gần 3.000 người dân gặp nhiều khó khăn sau lũ lụt đã kết thúc, nhưng dư âm của tình yêu thương vẫn mãi đong đầy trong tâm khảm của biết bao người.
Có lưu luyến mấy rồi cũng phải tiễn mùa thu vào nỗi nhớ. Phải chăng đó là lúc mùa thu đang độ chín nhất? Hẳn không phải tự nhiên mà có người cho rằng: 'Thu rất thật thu là khi chớm đông sang'. Xứ sở của tôi bắt đầu nói lời tạm biệt sắc thu bằng cái se sẽ của khúc giao mùa. Sắp đến mùa đông-mùa khô Tây Nguyên rồi...
Khi trời bắt đầu lập đông cũng là lúc người dân Thanh Hà tập trung 'canh lộc' trên cây vải để xử lý kịp thời.
Hà Nội đã sang tiết lập đông. Mới chỉ là đầu đông nên chưa đến nỗi lạnh căm mà chỉ có chút gió, chút se lạnh mỗi sớm mai. Và hương hoa sữa, còn đó, thoảng bay trong gió. Dường như mùa thu vẫn còn lưu luyến chưa muốn chuyển giao sang mùa.
Sáng sớm, Hiệp-người bạn học với tôi suốt 12 năm nhắn tin: 'Hà Nội cuối thu đầu đông, cái lạnh ùa về, đẹp quá cậu ạ'.
Sáng 6/11, không khí Hà Nội lại ô nhiễm trở lại, bụi mịn bao trùm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.