Hình ảnh cô trò vùng cao, biên giới háo hức trong ngày khai giảng

Những ngôi trường dưới tán rừng Trường Sơn lại vang tiếng trống ngày khai giảng để con em đồng bào vùng cao, biên giới bước vào năm học mới.

Hành trình kiểm tra cột mốc biên cương trên đỉnh Giăng Màn

Để bảo vệ bình yên vùng biên cương Tổ quốc, ngoài các chuyến hành quân kiểm tra cột mốc quốc giới thường xuyên, định kỳ theo thời gian, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Bình phối hợp lực lượng bảo vệ biên giới tỉnh Khammouane (Lào) tổ chức chuyến tuần tra song phương trên tuyến biên giới và kiểm tra các mốc giới 2 bên.

Chung tay bảo đảm an ninh trật tự vùng biên giới

Dân Hóa (Minh Hóa) là xã biên giới có Cửa khẩu quốc tế Cha Lo, tiếp giáp với tỉnh Khăm Muồn (Lào). Vùng biên giới này có 5 dân tộc chung sống với nhau, trong đó chủ yếu là dân tộc Bru-Vân Kiều và dân tộc Chứt. Để bảo đảm an ninh trật tự vùng biên giới, lực lượng Công an cơ sở đã có nhiều cách làm sáng tạo trong việc vận động quần chúng nhân dân chung tay bảo vệ vùng biên cương của Tổ quốc.

Độc đáo lễ cúng 'Thần Núi' của người Khùa bên dãy Giăng Màn

Người Khùa và người Mày ở Quảng Bình hằng năm đều đặn cúng thần Cu lôông Cờ tôốc. Họ coi đây là vị 'Thần Núi' linh thiêng, đứng đầu cai quản tất cả các vị thần, muôn thú ở trên dãy Giăng Màn.

Xuân trên lưng dãy Trường Sơn

Những ngày cận Tết, xuất phát từ TP Tam Kỳ (Quảng Nam), phải mất 7 giờ đồng hồ, vượt qua bao cung đường cua gấp khúc mới đến được thôn 49A, xã Đắc Pring, huyện Nam Giang (Quảng Nam). Đây là địa bàn nằm trên lưng dãy Trường Sơn, giáp ranh với huyện Dak Cheung của tỉnh Sekong, Lào.

Tục lệ cúng, liên hoan đặc biệt giữa đại ngàn khiến ai cũng tò mò

Điều đặc biệt trong lễ cúng này, khi dân bản đến tham gia có thể ở lại ăn uống, chuyện trò thoải mái đến hết ngày, nhưng cấm kỵ không được mang bất cứ một thứ đồ ăn, thức uống nào về nhà.

Cơ hội thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng nông thôn-miền núi

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Đinh Thị Chuẩn, Tổ đại biểu huyện Minh Hóa cho rằng: Quảng Bình là địa phương hội tụ đầy đủ các loại hình địa lý từ những khu rừng nguyên sinh, đồi núi, đồng bằng cho đến những cồn cát, bãi biển. Mỗi địa phương, mỗi khu vực đều có những nền tảng lợi điểm về cảnh sắc thiên nhiên, truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc đặc trưng và văn hóa ẩm thực đặc sắc.

Người dân sống nơi cổng trời Cha Lo bớt lo sạt lở mùa mưa bão

Khu tái định cư đồng bào dân tộc Chứt ở biên giới tỉnh Quảng Bình nằm trên quả đồi phía dưới chân núi Giăng Màn, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa. Bà con được bố trí tái định cư trong những ngôi nhà khang trang ở vị trí an toàn, song điều người dân còn lo lắng là thiếu đất sản xuất.

Người 'mở đường' làm kinh tế hộ gia đình ở vùng biên giới

'Ông Cao Xuân Xiêm, sinh năm 1961, người dân tộc Chứt, hiện đang nuôi đàn bò 80 con, là người mở đường làm kinh tế hộ gia đình ở vùng biên giới xã Dân Hóa. Ông có người con trai học bác sĩ, bây giờ đang làm Trưởng trạm y tế xã. Tấm gương của gia đình ông Xiêm đã truyền cảm hứng cho nhiều gia đình khác ở trong vùng làm theo'.

Xây nhà, sửa trường học, tạo sinh kế thay đổi bản làng của người Chứt

Lần đầu tiên, chúng ta có một Chương trình mục tiêu quốc gia dành riêng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ủy ban Dân tộc đang nỗ lực và quyết tâm mạnh mẽ phối hợp cùng các bộ, ban ngành để mọi chính sách đến với đồng bào, trong đó có những dân tộc có khó khăn đặc thù như dân tộc Chứt.

Về trong lòng dân (Bài 1: Ở miền biên viễn gió Lào)

Thời gian qua, hàng trăm cán bộ chiến sĩ (CBCS) Công an từ các cơ quan của Bộ Công an được tăng cường cho các xã miền núi, biên giới, khu vực trọng điểm về an ninh trật tự (ANTT). Không chỉ đem kiến thức, chuyên môn góp phần chuyển biến tích cực tình hình ANTT tại địa bàn cơ sở, đây cũng là quãng thời gian thực tiễn địa bàn để thử thách, trui rèn, tăng thêm kinh nghiệm, sự trưởng thành đối với mỗi CBCS. Những việc làm thiết thực của Công an chính quy ở xã, thôn, bản đã để lại nhiều thiện cảm, ấn tượng đẹp, được người dân yêu thương, đùm bọc, khắc họa thêm hình ảnh người Công an hết lòng vì nhân dân phục vụ.

Ngâm mình tìm 'lộc trời' ở lòng sông Ngàn Phố

Những ngày này, ngược theo sông Ngàn Phố, từ xã Sơn Tân đến Sơn Châu, Sơn Ninh, Sơn Giang… thuộc huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), ở đâu cũng có thể bắt gặp những phụ nữ khom mình cào hến. Công việc nặng nhọc này giúp nhiều người dân có thêm thu nhập mùa hè, sẵn sàng các khoản tiền chuẩn bị cho con vào năm học mới.

Chi bộ đảng ở bản biên giới giúp đồng bào Mã Liềng thoát nghèo

Đồng bào Mã Liềng thuộc dân tộc Chứt sinh sống ở các bản vùng biên như Kè, Cáo, Chuối, Cà Xen của xã Lâm Hóa và Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Những chi bộ ở các thôn bản dưới chân núi Giăng Màn có những đảng viên là người dân tộc thiểu số nêu gương đi đầu, cùng chăm lo, giúp đỡ bà con vượt qua cảnh nghèo đói

'Đội quân tiên phong' trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 3): Chuyện 'chi bộ gia đình' dân tộc Chứt ở bản Rào Tre

'Đội quân tiên phong' trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 3): Chuyện 'chi bộ gia đình' dân tộc Chứt ở bản Rào Tre

Giữ vững bình yên nơi biên giới

Suốt nhiều thập kỷ qua, những bước chân không mỏi, những cuộc hành quân xuyên qua bao cánh rừng già của những người lính biên phòng Quảng Bình và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Khăm Muộn (Lào) đã góp phần giữ bình yên cho tuyến biên giới Việt-Lào.

Thác Tiên hút khách du lịch trong dịp nghỉ lễ

Hàng trăm du khách ưa thích khám phá đã lựa chọn đến thác Tiên (Khe Táy), bản Phú Lâm (Phú Gia, Hương Khê, Hà Tĩnh)... để trải nghiệm trong kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5.

Quảng Bình chung tay bảo tồn động, thực vật hoang dã

Hoạt động nằm trong khuôn khổ thực hiện Hợp phần Bảo tồn Đa dạng Sinh học thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn da dạng sinh học (VFBC) do USAID tài trợ.

Nghệ An: Loạt cây gỗ lớn trên đỉnh Giăng Màn bị chặt trụi

Hàng loạt cây gỗ bị chặt hạ, dấu vết cưa xẻ vẫn còn mới được bỏ lại ngổn ngang trên đỉnh núi Giăng Màn thuộc huyện Thanh Chương, Nghệ An.

Kỳ vỹ dòng thác Tiên giữa đỉnh Giăng Màn

Thác Tiên nằm trên dãy núi Giăng Màn thuộc bản Phú Lâm, xã Phú Gia (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh). Nhìn từ trên cao, thác có hình cô tiên đang tựa mình vào núi...

Về nơi thủ phủ dó trầm

Xã Phúc Trạch trước đây là một làng cổ, nằm ngay dưới chân dãy núi Giăng Màn thuộc huyện miền núi Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Nhắc đến vùng đất này là nhớ đến thương hiệu bưởi Phúc Trạch, loại quả từng được Liên minh Châu Âu bảo hộ chỉ dẫn địa lý và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc, bản đồ số sản phẩm.

Chi bộ đặc biệt của người Mã Liềng ở dãy Giăng Màn

Đối với đồng bào người Mã Liềng, được đứng trong hàng ngũ của Đảng là niềm vinh dự, vô cùng tự hào. Họ coi đó là việc thiêng liêng và kiên định như dãy Giăng Màn sừng sững.

Bí ẩn chiếc 'nỏ thần' của người Khùa

Từ bao đời nay, chiếc nỏ theo người Khùa vào rừng săn thú, bắn chim. Nỏ thần cũng là vũ khí mà trai bản dùng để tự vệ, gìn giữ bản làng, bảo vệ biên cương Tổ quốc trước giặc ngoại xâm….

Cha Lo nơi mùa Xuân đến sớm

Dọc theo đường Hồ Chí Minh uốn lượn giữa rừng già Trường Sơn như dải lụa, chúng tôi đến Cha Lo, nơi cửa ngõ gắn kết tình thân 2 nước Việt - Lào.

Quân và dân cùng xuống đồng ngày đầu năm ở bản biên giới Ka Ai

Ở bản Ka Ai vào những ngày đầu năm mới, tiếng máy cày vang lên xình xịch trên cánh đồng lúa nước. Những 'nông dân áo lính' đang cần mẫn với chiếc máy cày bánh sắt miệt mài làm việc trên cánh đồng. Trung tá Phan Văn Năm, cán bộ Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cha Lo, BĐBP Quảng Bình trên mặt lấm tấm bùn đất cho biết: 'Cho máy chạy để bà con biết vụ mùa đã bắt đầu'.

Những điều kỳ bí dưới mái nhà sàn của đồng bào trên dãy Trường Sơn

Dù cuộc sống đã nhiều đổi thay, dần bắt nhịp với xã hội hiện đại. Nhưng dưới mỗi mái nhà sàn của đồng bào Mã Liềng vẫn còn những điều kỳ bí được các thế hệ gìn giữ.

Người phụ nữ Mã Liềng gửi tâm sự qua tiếng đờn ống

Từ những loại cây thân thuộc trên dãy Trường Sơn, đồng bào Mã Liềng đã chế tác ra loại nhạc cụ đặc biệt. Tiếng đàn kèm tiếng hát chính là cách những người phụ nữ Mã Liềng gửi gắm tâm sự của cuộc đời.

Cuộc chiến không khoan nhượng dưới chân núi Giăng Màn

Những đối tượng sừng sỏ, những đường dây ma túy xuyên quốc gia khi đến chân núi Giăng Màn (Minh Hóa - Quảng Bình) đều phải tan rã bởi ở nơi đây có sự chốt chặn của lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Bình và sự trợ giúp đắc lực của người dân bản địa hai nước Việt – Lào trong mỗi trận đánh…

Săn 'bạch tượng' trên đỉnh Giăng Màn

Đỉnh Giăng Màn sừng sững như một bức tường thành khổng lồ kéo dài dọc theo 27,5km đường biên giới Việt Nam - Lào. Với độ dốc cao hiểm trở, cộng với mây mù che phủ dày đặc, bọn tội phạm ma túy người Lào thường bất chấp nguy hiểm để 'chinh phục' ngọn núi này đưa 'hàng' xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam. Nơi đây, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã triệt xóa hàng loạt đường dây ma túy 'khủng', giữ gìn an ninh trật tự biên giới.

Chuyên án ma túy lớn nhất Quảng Bình và cuộc vây bắt trên 'cổng trời' Cha Lo

'Cổng trời' ở khu rừng già núi Giăng Màn chạy theo nhánh Tây rừng Trường Sơn như một bức bình phong khổng lồ của tạo hóa giữa Việt Nam Lào. Đây là nơi Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình vừa cất lưới Chuyên án mang bí số QB1121, thu giữ 304.000 viên ma túy tổng hợp – số lượng ma túy lớn nhất từ trước tới nay tại Quảng Bình.