Trong quý III, TPHCM có 3 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư và có 37 dự án phát triển nhà ở, dự án bất động sản đang triển khai, 1 dự án được cấp phép, 4 dự án đã hoàn thành.
Qua 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy Nông Cống đã phát huy vai trò, trách nhiệm, năng động, sáng tạo, đoàn kết thống nhất để tập trung lãnh đạo hoàn thành nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
Xác định tiêu chí thu nhập đóng vai trò 'đòn bẩy', tạo động lực hoàn thành các tiêu chí trong XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, vì vậy, các địa phương trong lộ trình về đích NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu trên địa bàn huyện Nông Cống đã thực hiện nhiều giải pháp phát triển kinh tế, nâng cao tiêu chí thu nhập cho người dân.
Quá trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề (CN, TTCN, LN) của huyện Nông Cống trước đây cho thấy việc thu hút đầu tư phát triển CN chưa tương xứng với tiềm năng, có những thời điểm một số nghề TTCN bị mai một hoặc phát triển chậm. Tuy nhiên, những năm gần đây, huyện đã triển khai có hiệu quả các giải pháp để khôi phục, thu hút đầu tư phát triển CN, TTCN, LN và đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
Những năm qua, huyện Nông Cống đã huy động nhiều nguồn lực đẩy mạnh phát triển ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN). Nhờ vậy, nghề truyền thống được duy trì phát triển, ngành nghề mới được mở rộng, cùng với đó số lượng các làng nghề được tỉnh công nhận tăng lên đã giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo và ổn định tình hình chính trị ở địa phương.
Trong những năm qua, huyện Nông Cống đã triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều giải pháp, cơ chế nhằm khuyến khích, hỗ trợ phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống. Nhờ đó, hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên địa bàn huyện được duy trì ổn định và ngày càng phát triển, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nón lá Trường Giang, miến gạo Thăng Long... hương bài Vạn Thắng, mây tre đan Tân Thọ, gạo tẻ chất lượng cao Quê Hương cùng nhiều sản vật đặc trưng khác tự bao giờ đã trở thành những thương hiệu dân gian của huyện Nông Cống. Để những nông sản trên có thương hiệu là sự nỗ lực lớn của cấp ủy, chính quyền huyện và người dân nơi đây. Do đó, chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) được huyện chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương; giúp người dân nâng tầm giá trị hàng hóa nông sản, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.