Sáng 31-10, tại Hội trường văn hóa xã Ayun (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai), UBND huyện tổ chức hội thảo khoa học Di tích lịch sử 'Nhà ở của họa sĩ Xu Man' tại làng Plei Bông, xã Ayun.
Dù đã quá hiểu quy luật sinh tử nhưng khi tin ông Ngô Thành-nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai qua đời ở tuổi 98, nhiều người không khỏi tiếc thương.
Hơn 40 năm hoạt động cách mạng, trải qua nhiều cương vị lãnh đạo ở Khu ủy Khu 5, đồng chí Võ Trung Thành luôn toàn tâm, toàn ý phục vụ cách mạng, lãnh đạo phong trào cách mạng vượt qua mọi khó khăn, thử thách và giành thắng lợi cuối cùng...Cống hiến cả cuộc đời cho cách mạng
Là 'cái nôi' của cách mạng, nơi ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của thế hệ cha anh, sự phát triển mạnh và đa dạng các vườn cây trái cùng hệ thống giao thông hoàn thiện, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An được xem là một trong những địa phương giàu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với tìm về 'địa chỉ đỏ'.
Những ký ức, những câu chuyện kể về một thời chiến đấu ác liệt dưới sự chỉ huy tài tình, sáng tạo của người chiến sĩ cách mạng luôn có nếp sống giản dị, liêm khiết, đạm bạc với cái tâm trong sáng, thanh cao. Cả cuộc đời dành trọn để cống hiến, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Ông đã trở thành huyền thoại trong ký ức của bao thế hệ quân và dân Gia Lai. Ông là Kpă Thìn (BơHâm) một vị tướng, một Tỉnh đội trưởng đầu tiên, lâu nhất của Tỉnh đội Gia Lai.
Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, vùng đất Kiến Tường - Mộc Hóa từng bị tàn phá bởi chiến tranh, bom đạn nay vươn mình phát triển, sẵn sàng viết tiếp những trang sử hào hùng.
Hào khí chiến thắng trận Mộc Hóa (18-8-1948) vẫn còn vang vọng như bản anh hùng ca của 'Nam bộ thành đồng, đi trước về sau'.
Chiến thắng trận Mộc Hóa đã đi vào lịch sử hào hùng của Long An thời kỳ 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là chiến thắng ngay trong lần đầu xuất quân của Tiểu đoàn 307 anh hùng, góp phần khai thông đường hành lang chiến lược từ miền Đông sang miền Tây, mở rộng và giữ vững căn cứ Đồng Tháp Mười.
Nhân kỷ niệm 69 năm chiến thắng Đak Pơ (24/6/1954-24/6/2023), sáng 23-6, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức lễ viếng, dâng hương, dâng hoa tại Đền tưởng niệm liệt sĩ Đak Pơ.
Khu căn cứ (KCC) Xứ ủy Nam kỳ và Ủy ban Hành chính Kháng chiến (UBHCKC) Nam Bộ (xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh, Long An) là địa danh lịch sử, nơi nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát động cuộc kháng chiến đem lại thắng lợi của ngày 30/4/1975 lịch sử. Dù cách xa trung tâm huyện Tân Thạnh nhưng nhiều lão thành cách mạng, người dân, học sinh, sinh viên… đến để tìm hiểu và ôn lại truyền thống vẻ vang đó. Dịp 30-4 năm nay chúng tôi lại về...
Tôi và anh Lê Đình Ninh vừa có chuyến đi Đà Nẵng để sưu tầm một số tư liệu lịch sử liên quan đến báo chí tỉnh Gia Lai trong thời kháng chiến. Chúng tôi ghé thăm ông Đỗ Huyên (phường An Khê, quận Thanh Khê), một trong những cán bộ tiền khởi nghĩa ở Gia Lai, năm nay vừa tròn 100 tuổi.
Trong Nghĩa trang Liệt sĩ thị xã An Khê, phần mộ liệt sĩ Nguyễn Văn Trợ (Vi Dân) nằm ở vị trí trang trọng. Trung đoàn trưởng Vi Dân là người chỉ huy trận huyết chiến Tú Thủy (An Khê) năm 1947. Tuy nhiên, bia mộ hiện nay của ông có chi tiết chưa đúng, nên sớm được điều chỉnh.
Chiến thắng trận Mộc Hóa (18/8/1948) có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu bước đột phá của bộ đội ta từ thế phòng ngự sang tiến công tiêu diệt địch. Đây là một 'dấu son' trong lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân, dân tỉnh Tân An, Khu 8 và Nam bộ.
Nhân kỷ niệm 68 năm chiến thắng Đak Pơ (24/6/1954-24/6/2022), sáng 21-6, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức lễ dâng hương, dâng hoa tại Đền tưởng niệm chiến thắng Đak Pơ.
Ngày 09/6, đoàn cán bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy do Phó trưởng Ban Thường trực - Huỳnh Văn Thanh làm Trưởng đoàn có chuyến về nguồn tại Di tích Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban Hành chính - Kháng chiến Nam bộ tại ấp Bùi Thắng, xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An. Cùng đi với đoàn có Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy – Trương Thanh Nhàn.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta vẫn còn tiếp diễn. Ở Gia Lai, quân Pháp rút khỏi các đồn nhỏ lẻ co cụm lực lượng về các thị xã, thị trấn, hình thành từng khu vực phòng ngự như An Khê, Pleiku. Ngày 24-6-1954, Trung đoàn 96 của ta là lực lượng chủ công chính thức xóa sổ Binh đoàn cơ động 100 của thực dân Pháp trong trận phục kích tại Đak Pơ, làm nên chiến thắng lẫy lừng được ví như 'Điện Biên Phủ' ở Liên khu 5.
73 năm trôi qua nhưng hào khí chiến thắng trận Mộc Hóa (18/8/1948) vẫn còn vang vọng như bản anh hùng ca của 'Nam bộ thành đồng, đi trước về sau'. Đây là dấu son trong lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân, dân tỉnh Tân An, Khu 8 và cả Nam bộ.
Cứ đến ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, học trò của cố võ sư Trịnh Đông Sơn lại thắp nén hương trên bàn thờ và nhắc đến lời dạy trả nghĩa của thầy. Võ sư Trịnh Đông Sơn là người từng học võ ở nhiều sư phụ. Ngoài quyền, cước, binh khí, ông còn có những tuyệt chiêu phá vây, dùng đầu, vai, chiêu chước như các Ninja để đột nhập, khóa đối phương 'lai vô ảnh, khứ vô hình'.
Ngày 26-10-2020, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định 3180 công nhận 3 di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, gồm:
Long An không chỉ mang vẻ đẹp bình dị, mộc mạc của miền Tây Nam bộ mà còn là vùng đất lịch sử gắn liền với những chiến công oanh liệt của ông cha ta.
Có lẽ Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr là người hiếm hoi ở Tây Nguyên đã mang tiếng đàn trưng đến với bạn bè ở hơn 30 nước trên thế giới. Với ông, âm nhạc dân tộc là huyết mạch của sự sống, trong đó, cây đàn trưng nghiễm nhiên là một phần không thể tách rời. Chỉ vào cây đàn trưng 'huyền thoại' của mình, ông tự hào nói: 'Mình đã cùng nó đi biểu diễn ở nhiều nước anh em trên khắp thế giới'.
Ngày 6-12, UBND huyện Chợ Gạo tổ chức Tọa đàm 'Sự kiện cuộc chiến đấu chống càn quét lớn tại Ruộng Gò, thuộc xã Thanh Bình và Đăng Hưng Phước, huyện Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang) vào ngày 6-12-1947, nhằm ngày 24-10-1947 âm lịch. Đây là trận càn quét lớn của lính Lê Dương và Ma Rốc nhằm tiêu diệt Trung đoàn 120 và đánh phá các xã vùng căn cứ cách mạng trong vùng này, nhưng đã bị thất bại hoàn toàn.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược có rất nhiều điều, nhiều chi tiết, sự kiện đã được ghi chép lại, được viết thành phóng sự, thơ ca… Nhưng có lẽ chưa mấy người biết rằng, thời gian đầu chống Pháp, ở một tỉnh miền núi như Gia Lai lại có một thứ vũ khí đa năng, đơn giản, được những cán bộ Việt Minh hoạt động ở vùng đồng bào dân tộc Banahr tại Đak Đoa xem như vật bất ly thân. Đó là… gậy le. Sẽ không có gì đáng nói nếu đó chỉ là một cây le được chặt để làm gậy chống khi leo hay xuống núi. Thực tế, cây gậy le thô sơ này đã trở thành vũ khí hữu dụng, giúp những cán bộ vũ trang tuyên truyền 'đả hổ, diệt thù' trong kháng chiến.
Trong những đợt công tác, tôi đã có dịp đến thăm gia đình một số cán bộ lão thành cách mạng và tiền khởi nghĩa từng tham gia giành chính quyền và tổ chức chính quyền lâm thời ở Gia Lai tháng 8-1945 như: gia đình cụ Phan Bá, Phan Thêm, Trung tướng Nguyễn Đường, Phạm Thuần, Trương Trợ…. Tuy phần lớn trong số họ không còn, nhưng ít nhiều tôi cũng được tiếp cận với các hồi ký hay lời kể của người thân về họ. Cũng may, một trong số ít người mà chúng tôi đến thăm và chuyện trò trực tiếp vẫn còn minh mẫn là ông Đỗ Huyên (trú phường An Khê, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng), nay đã trên 90 tuổi. Ông tham gia Đoàn Thanh niên Gia Lai ngay từ đầu ngày thành lập; tham gia giành chính quyền và tổ chức chính quyền cách mạng lâm thời ở Gia Lai và Kon Tum tháng 8-1945.
Xin được bắt đầu bài viết bằng sự chứng kiến của chúng tôi về câu chuyện của 2 người bạn già gặp nhau sau gần 70 năm trên mảnh đất Đak Sơ Mei-quê hương của Anh hùng Wừu huyền thoại vào một ngày tháng 7-2019. Đó là cụ Hồ Miên (tức Pra, Lê Chí Quyết) đã ở tuổi 92 và cụ Pich cũng tròm trèm 100 tuổi. Lúc đầu, họ chưa nhận ra người đối diện. Đã 70 năm rồi còn gì. Nhưng khi nhắc tên nhau, nhắc tới cán bộ Hồ Miên thì 2 ông lão ôm chầm lấy nhau, nói với nhau bằng tiếng Bahnar trong nước mắt về những chuyện mà chỉ họ mới hiểu. Những từ về bok Wừu, về địa danh Đak Đoa được họ nhắc liên tục. Ký ức chung ùa về… Họ là bạn chiến đấu giai đoạn 1949-1954 trên mảnh đất Đak Sơ Mei.