Giá xăng dầu vẫn có nhiều biến động nên cần tính toán giảm thuế để hỗ trợ nền kinh tế.
Trong bối cảnh có nhiều yếu tố bất định và xu hướng giá dầu có thể nhích lên từ nay tới đầu năm 2023, để giảm áp lực lạm phát, cần tính toán các dư địa để tiếp tục giảm thuế, phí trong giá bán lẻ xăng dầu hiện nay.
Tình trạng biến động giá xăng dầu gần đây tiếp tục tác động trực tiếp tới thu nhập, chi tiêu và đời sống của người dân cũng như doanh nghiệp (DN) do giá thành sản xuất và phân phối sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tăng cao, làm tăng CPI. Mặc dù hiện tại giá nhiên liệu có phần giảm, nhưng vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy giá nhiên liệu sớm được bình ổn, viễn cảnh tăng giá vẫn đang ở trước mắt.
Tại tọa đàm 'Biến động giá dầu và kịch bản ứng phó cho ổn định và phát triển', do Báo Đầu tư tổ chức ngày 8/9, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư và nhiều chuyên gia cho rằng, cần tính đến phương án giảm thêm các loại thuế để tránh những tác động xấu với nền kinh tế.
Các chuyên gia dự báo, giá dầu thô sẽ còn biến động mạnh vào cuối năm do động thái hỗ trợ giá từ OPEC+, do đó, cần nhiều giải pháp ứng phó...
Sáng nay (8/9), Báo Đầu tư tổ chức cuộc Tọa đàm 'Biến động giá dầu và kịch bản ứng phó cho ổn định và phát triển'.
Theo Báo cáo mới nhất về dự thảo Quy hoạch điện VIII (Tờ trình số 1156/TTr-BCT ngày 09/3/2022 của Bộ Công Thương), vốn đầu tư giai đoạn 2021-2030 theo hai phương án là từ 127,45 - 133,5 tỷ USD.
Đánh giá thực trạng đầu tư vào ngành điện, dự báo những thách thức trong cân đối cung - cầu nguồn điện, những bất cập trong hoạt động đầu tư, qua đó tìm lối ra cho cơ chế giá điện, thúc đẩy giải ngân dòng vốn là nội dung chính của hội thảo 'Khơi thông dòng vốn đầu tư vào ngành điện' do Báo Đầu tư tổ chức sáng 8/4.
Tổng vốn đầu tư cho phát triển điện lực giai đoạn 2021-2030 của Việt Nam dự kiến 141,59 tỷ USD, trong đó phần nguồn điện 127,45 tỷ USD và phần lưới khoảng 14,14 tỷ USD.
Chuyển dịch sang năng lượng xanh, sạch là xu hướng chung của thế giới, trong đó, việc phát triển chuỗi cung ứng cũng như ngành công nghiệp phụ trợ là không thể chậm trễ.
Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá, Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển thị trường điện gió ngoài khơi với quy mô 5-10 GW vào năm 2030, giúp tạo ra tổng giá trị gia tăng hơn 60 tỷ USD cho nền kinh tế.