Chia sẻ với những đau thương, mất mát do mưa lũ gây ra tại bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, trong 2 ngày (22 và 23-8), Đoàn công tác của Bộ Chỉ huy BĐBP TP Hồ Chí Minh và lãnh đạo Hội chữ thập đỏ Quận 6, Quận Tân Phú cùng các mạnh thường quân TP Hồ Chí Minh đã tới thăm và tặng quà cho các gia đình, người dân vùng lũ Sa Ná.
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, từ khi nền kinh tế còn khó khăn, Đảng và Nhà nước ta đã sớm chú trọng kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Chưa bao giờ cái tên Sa Ná (là một bản thuộc xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, Thanh Hóa) lại được nhiều người biết đến như vậy.
Ra suối kiểm tra máy phát điện mini của gia đình, một người dân ở huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa bị mưa lũ cuốn trôi và hiện đang mất tích.
Chiều 21-8, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã tới thăm và tặng quà cho các gia đình chính sách, người dân vùng lũ Sa Ná, xã Na Mèo; xã Sơn Thủy (Quan Sơn). Cùng đi có Bí thư Đảng ủy khối cơ quan tỉnh Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh.
Nhiệt độ mặt nước biển đang có xu hướng giảm dần, dự báo khả năng trạng thái El Nino sẽ dần chuyển sang pha trung tính trong một hay hai tháng tới.
Ngày 22-8, UBND huyện Quan Sơn (tỉnh Thanh Hóa) cho biết, đang phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành xây dựng khu tái định cư mới cho bản bị lũ quét Sa Ná (xã Na Mèo).
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã hỗ trợ 1 tỷ đồng xây dựng điểm trường Mùa Xuân, xã Xuân Thủy; 100 triệu đồng cứu trợ đột xuất và hỗ trợ thiên tai; 150 triệu đồng từ nguồn đóng góp của cán bộ Bộ.
Ông Thao Văn Súa, nguyên Trưởng Công an xã Nhi Sơn (huyện Mường Lát, Thanh Hóa) hy sinh khi đang giúp dân chống bão đã được công nhận là liệt sỹ.
Nhằm chung tay chia sẻ khó khăn, mất mát với đồng bào bị thiệt hại do lũ lụt, trong 2 ngày 20 và 21-8, Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh đã tổ chức đoàn công tác đi thăm, hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi mưa lũ trên địa bàn huyện Mường Lát và Quan Sơn.
Trong đợt mưa lũ do cơn bão số 3 gây ra, bản Sa Ná (xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, Thanh Hóa) là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất với nhiều người mất tích, nhà cửa bị phá hủy.
Bão số 3 gây mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất đã khiến 10 người dân bản Sa Ná, xã Na Mèo (huyện Quan Sơn, Thanh Hóa) bị chết và mất tích; thiệt hại về kinh tế ước tính 120 tỷ đồng. Vì sao bản nghèo biên giới này lại chịu hậu quả nặng nề đến vậy?
Ngày 20-8, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai (PCTT) do ông Trần Quang Hoài, Phó Trưởng ban kiêm Tổng Cục trưởng Tổng cục PCTT (Bộ NN&PTNT) dẫn đầu đã đến kiểm tra, thăm và tặng quà bà con vùng lũ quét Sa Ná, xã Na Mèo (huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa).
Đầu tháng Tám, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, bão số 3 đã khiến 16 người chết và mất tích, trong đó riêng bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn có 10 người chết và mất tích.
Chiều 20 – 8, tại huyện Quan Sơn, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai (PCTT) và UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị 'Rút kinh nghiệm công tác ứng phó mưa lũ do hoàn lưu bão số 3 và giải pháp khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai khu vực miền núi'. Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng và Tổng cục trưởng Tổng cục PCTT, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT Trần Quang Hoài đồng chủ trì hội nghị.
Theo các cơ quan chức năng, tắc nghẽn dòng nước lũ khiến bản Sa Ná thiệt hại lớn về người và tài sản.
Sáng 20/8, trên nền nhà cũ ven suối Son, cụ Phạm Thị Nít (70 tuổi) ở bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) thắp nén hương gọi tìm các con đang còn mất tích.
Theo thống kê, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão Wipha (bão số 3) gây thiệt hại nặng nề cho toàn tỉnh Thanh Hóa, số tiền thiệt hại ước tính xấp xỉ 1.000 tỷ đồng.
Đến thời điểm này, chính quyền địa phương đang khẩn trương làm mặt bằng và xây dựng khu tái định cư mới cho người dân bản Sa Ná.
Ngày 19-8, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) huyện Quan Sơn đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, kết thúc chiến dịch tình nguyện tại khu tái định cư mới bản Sa Ná, xã Na Mèo (Quan Sơn).
Mưa lũ tại Thanh Hóa vừa qua gây nhiều đau thương, thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Đi kèm với lũ quét là lũ gỗ từ những cánh rừng tự nhiên ùa về.
UBND huyện Quan Sơn đã quyết định xây dựng khu nhà lắp ghép tại điểm trường Mầm non bản Sa Ná cho học sinh học tạm.
Bao đời nay, người dân bản Sa Ná, xã Na Mèo (huyện Quan Sơn) sống yên bình bên những nếp nhà sàn được núi non bao bọc. Nhưng trận mưa lớn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 ngày 3-8 đã khiến lũ đổ về cuốn trôi theo hàng chục ngôi nhà. Người mất, nhà tan, tay trắng… người dân Sa Ná vẫn chưa hết bàng hoàng sau cơn lũ dữ.
Dù không biết bơi, chân lại bị tật nhưng ông Lương Văn Mơng (SN 1968) ở bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) vẫn nỗ lực ra giữa dòng nước lũ để cứu 5 người ở bản vào bờ an toàn.
Sau khi bị trôi chừng 20 mét, ông Lương Văn Mơng (SN 1968) ở bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) may mắn bám được vào tấm rào sắt rồi di chuyển đến vị trí nước đang dâng cao, dìu 5 người ở bản vào bờ an toàn.
Bốn phòng học lắp ghép khung sắt, lợp mái, vách ngăn bằng tôn đang được UBND huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện, để đón học sinh ở vùng lũ Sa Ná vào năm học mới.
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: 'Công an ta là Công an Nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ và dựa vào dân mà làm việc', trong suốt chặng đường vẻ vang 74 năm qua, kể từ ngày thành lập lực lượng (19-8-1945 – 19-8-2019), mỗi cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân dù ở cương vị công tác nào, dù thời chiến hay thời bình, cũng luôn luôn nỗ lực rèn luyện, thi đua lập công, chấp nhận hy sinh gian khổ, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày 18/8 thông tin từ UBND huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) cho biết, chính quyền địa phương đang nỗ lực, huy động tối đa phương tiện, nhân lực để xây dựng khu tái định cư cho người dân bản Sa Ná (xã Na Mèo).
Theo các nhà địa chất, trong quy hoạch tái định cư cho dân cư các vùng ven sông, suối cần đặc biệt tránh các bãi bồi cao với hệ thống suối quanh co bên cạnh. Đây không phải là những khu vực được quy hoạch để xây dựng các công trình dân sinh.
Hơn 11g ngày 16-8-2019, Đoàn thiện nguyện chúng tôi vào Sa Ná. Đã gần nửa tháng sau cơn lũ dữ số 3 đi qua, nhưng dấu tích của cơn lũ vẫn còn đó với những ngôi nhà sàn đã đổ sập, xiêu vẹo, từng đống gỗ, rác được chất bên đường.
Sau trận lũ kinh hoàng tràn qua các bản Son, Sa Ná (xã Na Mèo); Xuân Thành, Thủy Sơn, Trung Sơn (xã Sơn Thủy) của huyện Quan Sơn, hàng trăm khối gỗ từ thượng nguồn đổ về đang nằm ngổn ngang dọc hai bên bờ suối. Ở bản Sa Ná, gỗ chất thành đống, nhiều cây gỗ có chiều dài gần 20m, đường kính khoảng 40 đến gần 200 cm. Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm Quan Sơn, số gỗ trên, có cả gỗ từ rừng tự nhiên trôi về và cả gỗ của người dân đã qua sử dụng.
Chia sẻ với những mất mát mà người dân vùng lũ bản Sa Ná (Na Mèo, Quan Sơn, Thanh Hóa) phải gánh chịu, Bộ trưởng Lê Thành Long cùng đoàn cán bộ Bộ Tư pháp đã có chuyến thăm hỏi động viên bà con nơi đây.
Để học sinh bản Sa Ná (xã Na Mèo) được tựu trường cùng với học sinh trong toàn tỉnh vào ngày 19-8, huyện Quan Sơn đã quyết định đầu tư làm phòng học lắp ghép tại bản Sa Ná để học sinh học tạm trong thời gian chờ xây trường mới.
Ngày 17-8, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp dẫn đầu đã đến thăm, tặng quà cho đồng bào vùng bị thiệt hại nặng do lũ tại huyện Quan Sơn. Cùng đi có đồng chí Trịnh Tuấn Sinh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh; lãnh đạo Sở Tư pháp, Cục thi hành án Dân sự tỉnh.
Sáng nay 17-8, Tổng cục Khí tượng - thủy văn (Bộ TN-MT) cho biết đã tìm ra 'thủ phạm' gây ra lũ quét kinh hoàng tại bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa cuốn trôi nhiều ngôi nhà và làm nhiều người bị thiệt mạng hồi đầu tháng 8 vừa qua.
Dù thiên tai năm nào cũng có và dù Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo trong việc chủ động phòng ngừa nhưng nhiều địa phương vẫn bị động trước thiên tai dẫn đến thiệt hại từ đáng kể đến nặng nề khi vào mùa bão lũ
Sau khi lũ rút, bản Sa Ná ngổn ngang với hàng trăm m3 gỗ, củi. Lực lượng kiểm lâm đã lên phương án để xử lý số gỗ này.