Tác động của việc xả đập Xayaburi ở Thượng Lào làm cho mực nước lũ đầu nguồn sông Cửu Long tại Tân Châu chỉ tăng từ 3 - 5 cm là không đáng lo ngại, tác động không đáng kể.
Xuất khẩu điện sang Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Myanmar, Malaysia thậm chí cả Singapore, Lào được đánh giá đã thành công hiện thực hóa tham vọng trở thành 'nguồn điện' của Đông Nam Á.
Không chỉ vàng mà cả chế độ ăn uống, kế sinh nhai và môi trường sống của 60 triệu người phụ thuộc vào sông Mekong đối mặt nguy cơ lớn vì các dự án đập thủy điện của Trung Quốc.
Một nhà địa chất hàng đầu Thái Lan cảnh báo rằng, một con đập mới khổng lồ đang được đề xuất xây dựng tại khu vực dễ xảy ra động đất ở phía bắc Lào có nguy cơ cao gây nguy hiểm cho thành phố di sản UNESCO - Luang Prabang.
Lào vừa trình kết hoạch xây dựng một đập thủy điện mới trên sông Mekong, dự kiến khởi công vào cuối năm nay, Ủy hội sông Mekong (MRC) ngày 11/5 cho biết.
Chính phủ Lào đã lên kế hoạch xây dựng đập thủy điện mới trên sông Mekong - dự kiến khởi công vào cuối năm nay - và có thể làm phức tạp thêm tình trạng hạn hán ở khu vực hạ lưu.
Theo Tổng cục Thủy lợi, tình hình xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay sẽ xảy ra sớm hơn, sâu hơn và nghiêm trọng hơn năm 2015-2016. Tình hình này còn diễn biến phức tạp dưới tác động của tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu và việc chặn dòng ở thượng lưu làm thủy điện của các nước thượng nguồn sông Mêkông.
Màu xanh ngọc xuất hiện gần đây ở sông Mekong có thể khiến khách du lịch hiếu kỳ đổ về, nhưng thực tế có thể tiềm ẩn vấn đề ở đập thượng nguồn, theo các chuyên gia Thái Lan.
Nhiều nguyên nhân khiến cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải sớm đối mặt với nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn sớm hơn chu kỳ. Các địa phương cần tính toán phương án hợp lý đối phó với thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp…
Đập thủy điện đầu tiên ở hạ lưu sông Mekong đã đi vào hoạt động ở Lào hôm 29-10 bất chấp sự phản đối của nhiều người dân cho rằng con đập này cùng nhiều công trình khác sẽ triệt sinh kế của họ.
Tình trạng hạn hán kết hợp với việc xây dựng đập ở Trung Quốc tạo nên tình hình mới ở lưu vực sông Mekong, Giáo sư Milton Osbourne cho biết.
Sông Mê Kông đang vật vã bởi sự tấn công của biến đổi khí hậu, khai thác cát, cùng với việc xây dựng đập sông không ngừng. Tất cả những điều ấy đã tạo nên một trận hạn hán được xem là tồi tệ nhất ghi nhận trong hơn 100 năm qua vào tháng 7 vừa rồi.
Các nhà nghiên cứu cảnh báo, mực nước sông Mekong đã xuống thấp nhất trong vòng 100 năm qua và mùa mưa có thể sẽ không đủ để cứu vãn tình thế khi các đập thủy điện trên sông Mekong hoàn tất và đi vào vận hành.
Văn phòng Tài nguyên Nước Thái Lan đề nghị Lào ngừng hoạt động thử nghiệm đập thủy điện Xayaburi vì mực nước sông Mekong thấp ở mức báo động.