Thị trường BĐS được gỡ vướng khi Luật Đất đai thông qua

Luật Đất đai sửa đổi đang được gấp rút hoàn thiện và chỉnh lý. Với tính chất quan trọng, dự luật này được kì vọng thông qua càng sớm càng tốt, để tháo gỡ được những nút thắt đang gây khó khăn, cản trở đến sự phát triển của thị trường BĐS. Được biết ngày mai 18/1 là ngày cuối cùng kỳ họp bất thường của Quốc hội lần này. Tất cả đều trông chờ vào việc dự thảo luật sẽ được thông qua.

Chuyên gia kinh tế băn khoăn đề xuất bỏ phương pháp thặng dư trong định giá đất

Hiện có nhiều luồng ý kiến xoay quanh các phương pháp định giá đất hiện hành mà cơ quan dự thảo là Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) đề xuất sửa đổi, đặc biệt việc loại bỏ phương pháp 'thặng dư' đang gây tranh luận nhiều nhất.

Hà Nội sắp cho tách thửa trở lại, phân lô bán nền có xảy ra tình trạng sốt 'nóng'?

Các chuyên gia cho rằng việc Hà Nội sắp cho tách thửa trở lại giúp thị trường có nguồn cung tốt hơn nhưng khó xảy ra tình trạng sốt 'nóng'như trước.

Hà Nội sắp cho tách thửa trở lại, phân lô bán nền có tái diễn sốt 'nóng'?

Các chuyên gia cho rằng, việc Hà Nội sắp cho phép tách lô, tách thửa trở lại sẽ tạo thêm nguồn cung. Tuy nhiên, việc phân lô bán nền khó xảy ra tình trạng sốt 'nóng' như trước đây, bởi hiện nay thị trường bất động sản đang đối mặt với nhiều thách thức, cũng như các công cụ quản lý, chính sách mới của Nhà nước nên các nhà đầu tư trong tâm thế nghe ngóng, dè chừng.

Đề xuất sở hữu nhà chung cư theo thời hạn 50 - 70 năm: Trái chiều ý kiến

Mới đây, trong đề cương sửa đổi Luật Nhà ở, Bộ Xây dựng đã đề xuất quy định thời hạn sử dụng chung cư chỉ từ 50-70 năm thay vì lâu dài như trước. Kể từ khi được công bố, đề xuất này đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ người dân và các chuyên gia bất động sản.

Quy định mới về vốn vay mua nhà ở xã hội: Phù hợp khả năng chi trả của người thu nhập thấp

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Quyết định số 679/QĐ-NHNH về mức lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội (NƠXH) tại các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định.

Nhà đầu tư bất động sản đang gặp nhiều rủi ro về pháp lý

Những quy định về pháp lý khi tiến hành giao dịch bất động sản (BĐS) không phải người dân hay nhà đầu tư nào cũng nắm được, thời gian qua rất nhiều người dân, nhà đầu tư đã gặp những rủi ro dẫn đến 'tiền mất, tật mang'. Tính pháp lý của một dự án BĐS là vấn đề quan trọng, đây cũng là chủ đề được chuyên gia bàn luận tại buổi tọa đàm 'Pháp lý trong đầu tư kinh doanh BĐS' diễn ra tại Hà Nội, do Câu lạc bộ BĐS Hà Nội tổ chức ngày 1/8.

Thị trường bất động sản đang bị đảo chiều

Thị trường bất động sản (BĐS) trong 10 năm trở lại đây đã chứng kiến sự đảo chiều. Nếu như cách đây hơn chục năm, quỹ đất dư thừa, hàng tồn kho nhiều thì hiện nay, khi quý đất kham hiếm, thiếu nguồn cung, giá bán tăng nhanh.

Cần có chế tài trong việc giám sát quảng cáo bất động sản

Hành vi quảng cáo sai sự thật đã dẫn đến các vụ tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư. Nhiều quy định ra đời với mục đích giám sát, quản lý hành vi này nhưng tranh chấp vẫn diễn ra và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ông Trịnh Hòa Bình - Nhà xã hội học: 'Chúng tôi cho rằng là cần thiết phải lấy trở lại một trật tự, ai đó, doanh nghiệp nào đó, chủ sở hữu nhà đầu tư nào đó phải bị tước bỏ những lợi tức, những nguồn lợi mà do quảng bá sai sự thật mà người ta đã chiếm hữu, chiếm dụng của phía khách hàng.'Ông Nguyễn Thế Điệp – Phó Chủ tịch thường trực CLB BĐS Hà Nội: 'Tôi cho rằng trách nhiệm xã hội không phải của riêng chủ doanh nghiệp, kể cả người dân cũng phải có trách nhiệm, và cả các cấp chính quyền vào cuộc làm sao vào cụ thể từng vấn đề, từng khu chung cư một để giải quyết đến nơi đến chốn, sai đâu sửa đó.'Ông Nguyễn Thế Truyền – Luật sư thành phố Hà Nội: 'Vấn đề ở đây là thiếu sự phối hợp đồng bộ trong việc thanh kiểm tra giám sát thường xuyên để tránh xảy ra việc như thế này, nếu như các cơ quan chức năng họ kịp thời kiểm tra và phát hiện những sai phạm và buộc chủ đầu tư phải xử lý, sửa chữa ngay từ lúc ban đầu thì có lẽ sẽ không bao giờ xảy ra những việc như thế này.'