Trong suốt hơn 60 năm cầm bút, cố nhà văn-nhà báo Trần Hữu Tòng, nguyên phóng viên Báo Công an nhân dân vũ trang (nay là Báo Biên phòng) đã có hàng trăm tác phẩm văn học và báo chí đã được xuất bản. Những tác phẩm của ông ngồn ngộn chất liệu của đời binh nghiệp gắn bó với biên cương và BĐBP, trong đó, nổi bật nhất là tập truyện ký 'Bên dòng Păng Pơi' viết về liệt sĩ Trần Văn Thọ - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đầu tiên của BĐBP.
Hội Văn học nghệ thuật tỉnh TT-Huế đang lên kế hoạch, tổ chức lễ tưởng nhớ và đêm thơ tri ân nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cùng vợ Lâm Thị Mỹ Dạ.
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã qua đời ngày 24/7/2023, hưởng thọ 86 tuổi. Sự 'ra đi' của ông đã để lại niềm tiếc thương vô hạn với nhiều văn nhân.
Nhà văn Trần Hữu Tòng, người lính Công an vũ trang năm xưa, người đã có cuốn ký sự chân dung 'Bên dòng Păng Pơi' viết về Anh hùng LLVT Trần Văn Thọ ở nơi ngã ba biên giới Việt - Trung - Lào, đã về cõi vĩnh hằng. Bài viết này như một nén hương để vĩnh biệt ông.
Trong phòng làm việc của mình, những hòn đá, bức tượng mộc mạc, thô nhám được nhà văn Trần Hữu Tòng coi là những tài sản quý, bởi chúng là kỷ vật do bạn bè, đồng đội tặng được ông mang về từ biên giới. Ở cái tuổi xưa nay hiếm của đời người, ông vẫn miệt mài sáng tác. Nếu biên giới thăm thẳm xa là nguồn cảm hứng cho văn ông thì gia đình chính là dòng suối êm đềm nuôi dưỡng cho nguồn cảm hứng ấy trở thành tác phẩm.
Các đồng chí thông tin viên, cộng tác viên (TTV-CTV) thân mến!
'Chuyện non thiêng biên ải' của nhà văn Trần Hữu Tòng gồm các câu chuyện về những bông hoa đã sống, lặng thầm cống hiến cuộc đời mình để giữ bình yên cho vùng biên cương Tổ quốc.
Qua những chia sẻ của nhà văn Phạm Thị Vân Anh về cuốn sách 'Chuyện non thiêng biên ải' của người lính biên phòng – nhà văn Trần Hữu Tòng, cùng chiêm nghiệm các câu chuyện về những bông hoa nơi non ngàn đã sống, lặng thầm cống hiến cuộc đời mình để giữ bình yên cho vùng biên cương của Tổ quốc.
Vào đầu những năm 1960, 1970… khi các cuốn sách như 'Vụ án Ôn Như Hầu' (1960) của nhà văn Lê Tri Kỷ, 'Trung với Đảng - hiếu với dân' (1965) và 'Bên dòng Păng Pơi' (1971) của chú bộ đội biên phòng Trần Hữu Tòng, rồi cuốn truyện 'Nhóm rắn lục' (1971) của ông Công an Văn Phan được thiếu niên, thanh niên và một số người lớn tuổi xếp hàng chờ mua cho được từ các Hiệu sách nhân dân tại các thị trấn, thị xã đem về tíu tít đọc, thì cái ý niệm về một thể dạng sách mới, khác với các cuốn như 'Vụ lúa chiêm' (Đào Vũ), 'Mùa lạc' (Nguyễn Khải)… đã xuất hiện.
Gần 60 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký công bố Pháp lệnh quy định chế độ phục vụ của sĩ quan Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP). Sự kiện này được đăng trên trang nhất báo Công an vũ trang (nay là báo Biên phòng, kèm theo những bài viết khơi dậy tinh thần hết lòng vì nhân dân phục vụ, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên giới, giới tuyến, các cơ quan đầu não Trung ương.
Lực lượng BĐBP có truyền thống hơn 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành với 2 lần được Đảng, Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đặc biệt, nhiều tập thể, cá nhân thuộc lực lượng BĐBP đã được các địa phương đặt tên đường, tên trường. Báo Biên phòng trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc những tập thể, cá nhân có được niềm vinh dự đó.
Thứ Tư, ngày 14-8-2019, tại Câu lạc bộ Văn học - Nghệ thuật' (Công viên Ước, thôn Đông Lai, xã Quang Tiến, Sóc Sơn, Hà Nội), Bộ Công an, Chi hội nhà văn Công an tổ chức buổi tọa đàm 'Dòng văn học về đề tài An ninh trật tự và Hình tượng người chiến sĩ Công an 20 năm (1999-2019)'.
Tháng 12-1972, B52 rải thảm bom xuống Đông Anh, Yên Viên, xuống phố Khâm Thiên, đánh sập ga Hàng Cỏ. Đêm nào đất trời Hà Nội cũng chao đảo, rung lên bần bật. Chớp đỏ, chớp xanh lòe sáng đầy trời. Mảnh bom đạn rơi rào rào như mưa đá trên mái nhà. Đạn ta bắn lên. 'Rồng lửa' ta bay lên. Máy bay B52 bị xé xác cháy rực như những đống lửa trên bầu trời đêm.