Sau một thời gian trì hoãn, dự kiến hôm nay (1/4), giới chức lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh theo hình thức trực tuyến.
Tại kỳ thượng đỉnh Mỹ-Trung theo hình thức trực tuyến vừa qua, lãnh đạo hai nước đã không thảo luận về những thách thức kinh tế toàn cầu đang phải đối diện trong tiến trình phục hồi sau khi suy thoái sâu vì COVID-19.
Giới phân tích nhận định Mỹ và Trung Quốc có thể cùng giảm thuế trừng phạt đánh vào hàng hóa nhập khẩu của nhau, nhưng chưa thể đưa quan hệ thương mại trở về hiện trạng trước thời ông Donald Trump.
Bộ trưởng Thương mại Australia Dan Tehan cho rằng, thượng đỉnh Mỹ-Trung Quốc sẽ tạo dư địa để Canberra có thể đối thoại cấp cao với Bắc Kinh.
Truyền thông và giới chuyên gia quốc tế nhận định cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Trung trực tuyến ngày 15/11 dù không đạt được đột phá quan trọng, song đã thể hiện sự nỗ lực tối đa về cấp độ chính trị: Hai nhà lãnh đạo đã nhất trí thúc đẩy các cuộc trao đổi giữa giới chức hai nước và không để những tranh cãi song phương khiến mối quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục tuột dốc.
Thượng đỉnh Mỹ-Trung trực tuyến đã góp phần nhen nhóm lại quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo, củng cố nền tảng để cải thiện quan hệ trong tương lai.
Ngày 16/11, Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan cho biết trong cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến diễn ra trước đó một ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhất trí xem xét khả năng tiến hành các cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí.
Ngày 16/11, Nhà Trắng ra thông cáo về cuộc họp thượng đỉnh diễn ra theo hình thức trực tuyến giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Trung giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra theo hình thức trực tuyến đã kết thúc sau hơn 3 giờ thảo luận về những vấn đề căn bản và chiến lược.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bày tỏ lo ngại với người đồng cấp Trung Quốc về các hoạt động nhân quyền của Bắc Kinh, trong cuộc điện đàm kéo dài hơn 3 giờ, trong khi ông Tập Cận Bình cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ đáp trả các hành động khiêu khích đối với Đài Loan.
Cả 3 chỉ số chính trên Phố Wall chỉ dao động quanh các mức cao kỷ lục từng ghi nhận trong khi các chỉ số STOXX 600, DAX và Paris CAC 40 đều mở đầu ngày giao dịch với các mốc cao lịch sử.
Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình đều kêu gọi phát triển quan hệ Mỹ-Trung lành mạnh và ổn định. Hai bên cũng trao đổi thẳng thắn về những mâu thuẫn, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Trung giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra theo hình thức trực tuyến vào sáng 16/11 (giờ Việt Nam) đã kết thúc sau hơn 3 giờ thảo luận về những vấn đề căn bản và chiến lược.
Cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Trung giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra theo hình thức trực tuyến vào sáng 16/11 (giờ Việt Nam) đã kết thúc sau hơn 3 giờ thảo luận về những vấn đề căn bản và chiến lược.
Đúng là một 'cơ hội lớn nhất' để Mỹ-Trung Quốc cài đặt lại quan hệ song phương. Nhưng cho dù các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc cùng có kỳ vọng đưa quan hệ trở lại đúng hướng 'hợp tác cùng có lợi', thì họ cũng không thể đưa ra những nhượng bộ lớn.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ tiến hành hội nghị thượng đỉnh bằng hình thức trực tuyến vào ngày 15/11 tới.
Thông báo ngày 14/11 của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Washington đã gửi cảnh báo tới Trung Quốc do áp lực của Bắc Kinh ngày càng lớn với Đài Loan.
Trung Quốc sẵn sàng thu hẹp bất đồng với phía Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết vào hôm 9/11 trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến với Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tuần tới.
Sau các cuộc đối thoại cấp cao nhằm cải thiện quan hệ song phương tại thành phố Zurich (Thụy Sỹ) giữa Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan và nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Công tác Đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì ngày 6/10, hai bên đã nhất trí về mặt nguyên tắc để các lãnh đạo cấp cao tổ chức một cuộc họp trực tuyến cuối năm nay. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là đây có thực sự là những biến chuyển mang tính bước ngoặt?
Các quan chức Nhà Trắng đang xúc tiến tổ chức hội nghị trực tuyến giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Nếu Washington muốn giải quyết từng vấn đề trong quan hệ Mỹ-Trung, Bắc Kinh lại chủ trương 'tất cả hoặc không có gì' và chỉ hợp tác khi mọi yêu sách được đáp ứng.
Hơn 75% doanh nghiệp nằm trong diện khả sát cho biết các biện pháp áp thuế trừng phạt trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Trung Quốc.
Theo Reuters, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman sẽ tới thăm Nhật Bản, Hàn Quốc và Mông Cổ vào tuần tới, song không dừng chân tại Trung Quốc dù đây là điểm đến đã được giới ngoại giao và một số hãng truyền thông dự đoán và đề cập nhiều trước đó.
Mỹ sẽ cử Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman tới Trung Quốc vào tuần tới - một bước đi cần thiết đầu tiên tiến tới hội nghị thượng đỉnh giữa hai cường quốc.
Nhân vật số hai tại Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ có cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Xi Feng vào tuần tới, mở đường cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung.
Đài Loan (Trung Quốc) sẽ là một trong những 'biến số' quan trọng để xác định xem liệu cuộc gặp giữa ông Joe Biden và ông Tập Cận Bình có được tổ chức hay không.
Sau khi Hội nghị Thượng đỉnh Nga-Mỹ kết thúc, Tổng thống Mỹ Joe Biden và đội ngũ của ông đang hướng tới một cuộc gặp khác với sự đặt cược cao hơn: cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Sau khi Hội nghị Thượng đỉnh Nga-Mỹ tại Geneve (Thụy Sỹ) kết thúc, Tổng thống Mỹ Joe Biden và các trợ lý của ông đang hướng tới một cuộc gặp khác với sự đặt cược cao hơn: cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải khẳng định, mọi chuyện đều phụ thuộc vào chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, cụ thể là việc chính quyền mới tại Mỹ có theo đuổi chính sách kiềm chế Trung Quốc hay không.
Việc Trung Quốc lần đầu tiên nhập khẩu gạo từ Mỹ đã cho thấy không gian hợp tác song phương rất lớn, tuy nhiên, lập trường cứng rắn của hai bên có thể là trở ngại không dễ vượt qua.
Trung Quốc đã đồng ý thực hiện các giao dịch nhập khẩu hàng nông sản mới từ Mỹ, đó là kết quả của cuộc họp giữa Tổng thống Donald Trump và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhật Bản hôm 29/6 vừa qua.
Các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh tin rằng Trung Quốc sẽ trụ vững dài lâu giữa cuồng phong thương chiến với Mỹ, nhưng dường như họ đã nhầm.