Sáng 11-6, tại Hà Nội, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương tổ chức hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11-6-1948 / 11-6-2023). Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua- Khen thưởng Trung ương dự và phát biểu.
Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 11/6/1948 đã mở đầu cho phong trào thi đua yêu nước của toàn dân tộc, chính thức phát động phong trào thi đua yêu nước trên mọi mặt trận.
Đáng chú ý trong số những tác giả đoạt Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật lần này có cố Đạo diễn phim tài liệu Quân đội, Đại tá NSUT Lê Đình Lâm. Con gái cố Đại tá NSUT Lê Đình Lâm là Lê Thị Yến vinh hạnh thay mặt gia đình nhận giải thưởng cao quý này.
Hướng tới kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2023), sáng 8-5, Hội LHPN tỉnh tổ chức sinh hoạt chính trị định kỳ tháng 5 nhớ Bác với chuyên đề 'Tư tưởng và tình cảm của Bác Hồ với phụ nữ'.
Hàm Rồng của hôm qua và Hàm Rồng của hôm nay, sau gần 60 năm, ký ức hào hùng thời chiến, niềm tin và mang theo đó là cả sự trăn trở thời bình. Phóng viên (PV) Báo Thanh Hóa Cuối tuần đã có cuộc trò chuyện với: Bà Nguyễn Thị Hằng, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; cựu chiến binh Lê Xuân Giang, nguyên Chính trị viên Đại đội 4 Hàm Rồng; chị Đỗ Thị Minh Phúc, Đảng ủy viên, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Hàm Rồng.
Câu chuyện của cô dân quân Ngô Thị Tuyển, tiểu khu Nam Ngạn, thuộc thị xã Thanh Hóa năm nào, đến nay, sau 58 năm mỗi khi nhắc lại vẫn như một huyền thoại. Cô gái 19 tuổi, cao hơn 1,4m, nặng 42kg vác cùng một lúc hai hòm đạn nặng 98kg, góp phần vào chiến thắng của quân và dân Hàm Rồng – Nam Ngạn trong ngày đầu tiên đối đầu với sức mạnh không lực Hoa Kỳ… Chỉ có sự anh dũng, trung kiên, chỉ có khát khao đánh Mỹ mới khiến cô gái ấy tập trung tất cả sức mạnh của mình để làm những việc như thế.
Cầu Hàm Rồng lịch sử nằm trên tuyến đường Bắc – Nam của vùng đất xứ Thanh 'địa linh nhân kiệt', sơn thủy hữu tình bắc qua sông Mã, với lối kiến trúc độc đáo, gắn liền với lịch sử phát triển của mảnh đất xứ Thanh hào hùng, ý chí quật cường của người Thanh Hóa.
TTH - Nghị quyết Trung ương 4 (khóa 12) cảnh báo thực trạng về: 'Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể'. Lối sống đó cần phải lên án, tẩy chay.
Ngày 20-2-1947 mãi mãi khắc sâu trong tâm khảm của mỗi người dân Thanh Hóa lần đầu được đón Bác về thăm. Tại Rừng Thông, huyện Đông Sơn, Bác Hồ đã nói chuyện với cán bộ chủ chốt của tỉnh và gửi gắm niềm tin, sự kỳ vọng lớn lao: 'Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu. Phải làm sao cho mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa phải là kiểu mẫu. Làm một người kiểu mẫu, một nhà kiểu mẫu, một làng kiểu mẫu, một huyện kiểu mẫu, một tỉnh kiểu mẫu. Quyết tâm làm thì sẽ thành kiểu mẫu'.
Cùng xem lại những bức hình tư liệu quý về những người phụ nữ Việt Nam đã cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho đất nước.
Trong không khí triệu con tim cùng tưởng nhớ về Bác Hồ trong Ngày Sinh nhật của Người (19-5-1980 - 19-5-2021), những kỷ niệm của Bác với Thanh Hóa, đặc biệt là với những người đã vinh dự được gặp, được Bác tặng kỷ vật lại sống dậy, thổn thức và thiêng liêng.
56 năm về trước, ngày 3 và 4-4-1965, không quân Mỹ đã tập trung lực lượng hùng mạnh đánh phá cầu Hàm Rồng hòng chặt đứt con đường huyết mạch chi viện từ miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng, Bác Hồ, quân dân Thanh Hóa nói chung, quân dân Hàm Rồng – Nam Ngạn nói riêng đã đoàn kết một lòng, dũng cảm, kiên cường giáng trả lại những đòn tấn công tàn bạo của đế quốc Mỹ.
Trong chiến tranh, mỗi người dân Nam Ngạn chỉ nghĩ đến sự trường tồn của quê hương, của cây cầu Hàm Rồng mà quên đi sự khốc liệt của bom đạn quân thù. Nhiều gia đình có nhiều người tham gia chiến đấu.
Sáng 2-4, phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) đã tọa đàm kỷ niệm 56 năm Hàm Rồng chiến thắng (3,4-4-1965 - 3,4-4-2021). Đại diện lãnh đạo TP Thanh Hóa và nhiều khách mời là dân quân, bộ đội tham gia, chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng trong 2 ngày 3,4-4-1965 đã tham dự.
Giới truyền thông phương Tây bình luận, đây là 'những ngày đen tối nhất của không lực Mỹ'. Sau 2 ngày ngùn ngụt khói lửa, cầu Hàm Rồng vẫn hiên ngang nối đôi bờ sông Mã, trong khi đối phương bị thiêu rụi 47 máy bay.
Trong cuộc đời mình, những lần được gặp và báo công với Bác Hồ mãi là kỷ niệm đẹp nhất đối với bà Trương Thị Khuê, 77 tuổi, Anh hùng LLVT nhân dân, nguyên Phó chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Trong lịch sử chống ngoại xâm, người dân Thanh Hóa luôn kiên cường, bất khuất và mưu trí. Vì thế, vùng đất xứ Thanh 'nhân kiệt' không chỉ là lực lượng tiên phong trong các cuộc khởi nghĩa; mà còn là nơi phát tích, dựng cờ khởi nghĩa. Từ thời Bà Triệu với cuộc khởi nghĩa chống quân Đông Ngô; đến Dương Đình Nghệ kéo quân từ xứ Thanh ra Đại La giành lại La Thành, cai quản đất nước dưới danh nghĩa Tiết Độ Sứ. Sau Dương Đình Nghệ còn có Lê Hoàn, Lê Lợi... đã lập nên những chiến công lẫy lừng... Người Thanh Hóa không chỉ giỏi 'Lên ngựa cầm gươm, xuống ngựa cầm bút', mà còn là những người giàu khả năng sáng tạo. Cha con Hồ Quý Ly xây Thành Nhà Hồ, chế súng thần công, đúc tiền đồng; Lê Văn Hưu viết nên 'Đại Việt sử ký toàn thư',...
Nam Ngạn là mảnh đất hiếm hoi trên địa bàn TP Thanh Hóa không chỉ lưu giữ nhiều nét đặc trưng tiêu biểu của một miền quê Bắc bộ mà còn vang danh bởi những giá trị lịch sử oanh liệt trong kháng chiến.
Đó là 'Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân' Ngô Thị Tuyển - người con gái nhỏ bé 42 kg cách đây 55 năm đã vác trên vai hai hòm đạn 98 kg.
Sáng 29-6, Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị Điển hình tiên tiến giai đoạn 2015-2020. Đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh, dự và phát biểu tại hội nghị.
Sáng một ngày đầu tháng 5, chúng tôi tìm về căn nhà số 310 phường Trường Thi (TP Thanh Hóa) để gặp lại nữ anh hùng Ngô Thị Tuyển, người vinh dự 3 lần được gặp Hồ Chủ tịch. Đôi mắt bà rưng rưng, tôi cảm nhận được sự xúc động dâng lên trong lòng khi bà kể với chúng tôi về những lần được gặp Bác Hồ.
55 năm về trước, ngày 3 - 4/4/1965, không quân Mỹ đã tập trung lực lượng hùng mạnh đánh phá cầu Hàm Rồng hòng chặt đứt con đường huyết mạch chi viện từ miền Bắc cho chiến trường miền Nam.
Quân khu 4 là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của cả nước, gồm 6 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế).
Qua 30 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân, nền quốc phòng, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam ngày càng được củng cố và tăng cường. Tiềm lực, thế trận, lực lượng, cơ sở vật chất của nền quốc phòng không ngừng được củng cố, phát triển toàn diện, đồng bộ.
Có một con đường kỳ lạ, không ai thấy được hình hài, dáng vóc của nó. Một con đường có một không hai trên thế giới, chưa từng xuất hiện trên bản đồ giao thông. Nó được làm nên bằng ánh sao trời, bằng màu lân tinh và con nước thủy triều của biển và trên hết, bằng máu của những trái tim yêu nước.
LTS: Mùa thu, mùa được coi là đẹp nhất của nhiều thành phố cổ kính, trong đó có Hà Nội, cũng là mùa sáng tác và mùa kỷ niệm của nhiều đơn vị nghệ thuật Thủ đô. Đầu tháng 10-2019, Nhà hát Múa rối Thăng Long kỷ niệm 50 năm, Nhà hát Kịch Hà Nội tròn 60 năm thành lập. Nhớ Hà Nội, nhớ thời tuổi trẻ sinh trưởng và khởi nghiệp ca hát - sáng tác tại đây, nhạc sĩ Trần Tiến cảm hứng viết đôi dòng.
Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20-10), các hoạt động tôn vinh những tập thể, cá nhân phụ nữ điển hình tiên tiến lại diễn ra ở khắp nơi trên cả nước. 8 năm trở lại đây, hoạt động lớn nhất trong số này là lễ trao Giải thưởng phụ nữ Việt Nam do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức. Năm nay, 6 tập thể và 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong mọi lĩnh vực đời sống, đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội đã được trao giải thưởng này.
Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019), tối 27-8, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật 'Thiêng liêng lời Bác dặn'.
Sinh thời, Hồ Chủ tịch luôn quan tâm và đánh giá cao vị trí, vai trò của phụ nữ trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam. Người đã từng khẳng định: 'Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ'.