Từ nhà tù Sơn La đến điểm cao A1

Khoảng cách địa lý giữa hai 'địa chỉ đỏ' của du lịch Tây Bắc chỉ hơn 150km. Ngồi ô tô lướt trên những cung đường mượt như dải lụa vắt ngang lưng chừng trời từ TP Sơn La đến TP Điện Biên Phủ chỉ non 3 tiếng đồng hồ.

Mưu sinh chiều cuối năm

Trên mọi ngả đường, khi những cành đào khoe sắc, những cây quất trĩu quả chín báo hiệu Xuân đã về. Đâu đó, trên mỗi ngõ ngách của phố phường Hà Nội, vẫn có những người phụ nữ ở lại bám trụ thành phố, mưu sinh để mong kiếm thêm thu nhập, lo cho gia đình có một cái Tết đầy đủ và ấm cúng.

Đường đến trường

Trong đời mỗi con người, ai cũng có một thời học sinh đáng nhớ, ai cũng đi qua con đường đến trường, đến lớp. Con đường ấy có thể dài hay ngắn, đường đất hay đường nhựa, đường vòng hay đường thẳng, từ ngõ nhà đến cánh cổng trường. Con đường ấy không lặp lại bao giờ, mỗi ngày là một ngày mới rồi chuyển mùa, giao mùa, với bao ấm lạnh, với bao sắc màu thay đổi của thiên nhiên, của mưa của nắng, của sáng của tối, của tháng của ngày.

Đường đến trường

Trong cuộc đời, ai cũng có một thời học sinh đáng nhớ. Tôi cũng vậy. Những ngày này, tôi lại nhớ về những năm tháng cùng bạn bè tung tăng trên đường đến trường, đến lớp.

Người anh đi xa

Khi ông anh đầu mất đi, tôi thấy mình không nhớ nhiều những lần tranh luận mạnh mẽ với anh về đủ mọi chuyện vì tôi và anh khác nhau nhiều trong suy nghĩ. Tôi chỉ nhớ những kỷ niệm nhỏ bé tưởng chừng đã quên từ lâu.

Nhớ món xôi khẩu rang

'Con nhớ nhé, khẩu rang thi thoảng có những đầu hạt bị đen nên trước khi làm xôi phải nhặt kỹ. Lúc ngâm, con chỉ cho nước lạnh xâm xấp mặt gạo để giữ nguyên hương vị cốm. Khi cháy hết một nén hương đen thì đổ gạo ra cho ráo nước rồi cho vào chõ xôi lên. Từ lúc nước sôi, con nhớ để củi nhỏ lửa để giữ hương vị của nếp. Con xem hết đúng một nén hương nhỏ thì được.'.

Trào lưu gây sốt, Gen Z chế ảnh nói lên nỗi lòng của F0

Nếu chẳng may trở thành F0 và đang phải cách ly tại nhà, bạn có thể xem bộ ảnh chế từ những bản hit đang gây sốt trên mạng xã hội.

Nơi 'phố trời gần' có điều khác biệt

Cuối tháng 10 Âm lịch, xứ Bắc đã vào đông. Xứ cao nguyên đang là mùa khô. Năm ấy dường như mùa khô đến sớm. Dọc quốc lộ 14 xuyên Tây Nguyên, hoa cúc quỳ tươi tắn gam màu vàng đậm ràn rạt theo chiều gió. Bên nẻo đường ngược Đức Cơ, xuôi Ayun Pa hay ven rẫy chân núi Hàm Rồng, bên con đường bao quanh Biển Hồ, cúc quỳ óng ánh, lấp lóa, mềm mại và dung dị, mang tới cảm giác nồng ấm. Thời ấy, năm đôi ba bận, từ Buôn Ma Thuột, tôi ngược Pleiku, Kon Tum, có khi lên tận ngã ba biên giới Ngọc Hồi, ngược lên Đak Glei, vượt lưng chừng con đèo Lò Xo, nghe âm âm trong gió 'Tiếng hát đi đày' của người tù Cộng sản Tố Hữu: 'Đường lên đỉnh núi Đắc Lay/Heo heo gió lạnh, sương dày vắng chim'… Vài bận dừng chân bên cây cầu Đak Zon, Đak Man ngắm mây vấn vít đỉnh ngàn rừng rồi vào ngôi làng bên đường hỏi chuyện mấy bà mấy cô người Xê Đăng, Giẻ Triêng về những bó củi hứa hôn đẹp như tranh khắc gỗ. Cũng vài lần đi về ngả Đông Gia Lai, đến Kbang, tìm về làng Stơr quê Bok Núp, ăn bữa cơm gạo rẫy đầu mùa với canh cá suối cùng vợ chồng em gái người Anh hùng trong ngôi nhà sàn thấp bé, tối đến ngủ nhà rông cùng đám thanh niên làng, bị lũ bọ chét tấn công, thêm 'trải nghiệm' nhớ đời. Người em rể Bok Núp, tên là Jứt, tuổi nhiều hơn ông anh vợ, quấn khố, áo may ô, hồn nhiên kể chuyện ngày nhỏ từng cõng Núp lội suối… Vài bận tìm đến ngôi làng Plei Bông của người Bahnar ở huyện Mang Yang, ngồi ngắm người họa sĩ già Xu Man trầm tư trước giá vẽ, lặng lẽ, chậm rãi phết màu lên khung tranh. Người con của làng sau bao năm quăng quật trên nẻo đường chiến tranh, từng bao năm lựa cọ phối màu nơi đất kinh kỳ, cũng đến độ thành danh, giờ về lại ngôi làng cũ, như hòn than bếp lửa quá đêm, níu thời gian bằng khung tranh giá vẽ, đêm đêm lắng tiếng gọi của Yàng.

Niềm tin nhìn từ phía sáng

Ðại dịch Covid-19 ở TP Hồ Chí Minh đã cơ bản được kiểm soát nhưng sự kinh hãi vẫn còn nhiều nơi và nỗi lo trong lòng người vẫn chưa chấm dứt, khi lại nghe thêm một biến chủng virus nguy hiểm mới.

Mùa xuân đến sớm

ĐBP - Tháng Chạp. Ở nhà, lên cơ quan thỉnh thoảng mọi người đã nói chuyện tết. Lúc dòng tết năm ngoái năm kia về vui quá, ai cũng phấn chấn, thì bỗng... 'Ước gì tết này không có dịch'. Tiếng 'dịch' như cái công tắc điện tắt phụt. Không khí chùng xuống. Im lặng. Nghĩ đúng thật, dịch covid chả trừ mùa đông - mùa xuân, tết nhất - thường nhật, thành phố - nông thôn, vùng thấp - vùng cao. ...Dù là ngành y ở huyện vùng cao biên giới nhưng hai năm qua, chúng tôi cũng nếm trải bốn đợt chống dịch như mọi miền cả nước.

Gặp nhân vật chính của 'Dòng sữa ngọt ngào'!

Tối qua (19-10), nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10, tôi được Thành hội Hội Phụ nữ Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh mời dự và trao tặng tranh 'Dòng sữa ngọt ngào' (phiên bản) cho nhân vật chính trong câu chuyện. Ban tổ chức thật tinh tế khi xếp tôi và bác sĩ Phạm Thị Thanh Thúy, công tác tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Điều trị Covid-19 Trưng Vương gần nhau.

Ánh mắt Ban Mê!

Một ngày, bầu trời Ban Mê cao xanh và bao la hơn, ta ngắm những ngọn núi cao vươn thẳng. Một ngày, tiếng cồng chiêng vút lên da diết hơn trong đêm, tiếng âm âm vang vọng vách núi và ngân vang những cánh rừng! Một ngày, những ngọn đồi đất đỏ dâng lên mênh mang hương hoa cà phê!

Đi hội mà nghe hát Văn

Phủ Dầy còn cách xa gần cây số, đã nghe vẳng đến rộn ràng tiếng hát Văn. Chính là âm thanh đó, thứ âm thanh mê hoặc lòng người.

Chiều đi ánh sáng

Nhạt nắng chiều như tiếng người/Vẩn vơ đi đứng nói cười hỏi han/Nhấp nhô lẫn lẫn phố hàng/Nhìn trong gió chuyển không gian cuối ngày...

Thơ Lệ Thu

Nhà thơ Lệ Thu tên thật là Trần Lệ Thu, sinh năm 1940 tại Tuy Phước, Bình Định. Tốt nghiệp khoa Văn Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, bà trở thành phóng viên, biên tập viên Đài Tiếng nói Việt Nam.

'Khuynh Thế Cẩm Lân Cốc Vũ Lai' - Con rồng đợi 500 năm gặp người nó yêu và cái kết

Một câu chuyện huyền huyễn lãng mạn, hài hước mà cũng đượm buồn về mối tình giữa người và rồng.

Lời nhắn tâm huyết đến thí sinh chuẩn bị thi Ngoại ngữ

Chiều nay (4/9), thí sinh sẽ bước vào bài thi cuối cùng của Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2. Cô Trần Thị Thúy Nga, giáo viên Trường THPT Ban Mai (Hà Nội) gửi lời khuyên tâm huyết, giúp thí sinh hoàn thành tốt bài thi này.

Kỷ vật gia đình

Một phần đời của tôi đã thuộc về cha mẹ. Một ngăn cặp là một ngăn lưu trữ vô giá không bao giờ gỉ sét của kỷ niệm. Mỗi đứa chúng tôi là một số ít nhưng là ngôi thứ nhất trong lòng má tôi